Doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn gặp khó về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao

Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam.

Ngày 8/4 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”.

Tại hội thảo, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cho rằng,
chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện hành là thuế tương đối, áp dụng mức
thuế suất % dựa trên giá bán sản phẩm.

Cách tính này với đồ uống có cồn chưa thực sự hiệu quả
trong việc giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, bảo vệ sức khỏe người dân cũng
như đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhất là khi khu vực đồ uống có cồn
phi chính thức vẫn đang chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được
tiêu thụ.

Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam.

Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam.

Ngoài ra, cách tính thuế này cũng không phù hợp với thực tiễn
quốc tế khi phần lớn các nước phát triển, các nước láng giềng trong khu vực
Đông Nam Á đã chuyển sang thuế tuyệt đối (tính trên lít cồn hoặc lít sản phẩm)
hoặc thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế tương đối và thuế tuyệt đối). Mặt khác, ở
Việt Nam hiện còn thiếu các nghiên cứu định lượng nhằm chỉ ra mô hình thuế nào là
phù hợp, giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu chính sách và quan trọng hơn, tác
động của mô hình đó đối với giảm mức tiêu thụ ra sao, tăng thêm nguồn thu cho
ngân sách như thế nào.

Theo kết quả nghiên cứu, từ 2010-2018, thuế TTĐB đối với rượu
bia được điều chỉnh liên tục tăng nhưng tỷ lệ người lạm dụng rượu bia vẫn tăng
cao, tỷ lệ người không sử dụng giảm. Lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam
trong cả khu vực chính thức lẫn phi chính thức đều có tốc độ tăng rất nhanh. Nếu
như năm 2003-2005 lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam chỉ đạt trung bình
3,8 lít/người/năm thì năm 2008-2010 con số là 6,6 lít và năm 2015-2016 là 8,3
lít. Như vậy trong khoảng 10 năm lượng tiêu thụ rượu bia bình quân một người
trong năm đã tăng hơn gấp đôi. Tỷ lệ người lạm dụng rượu bia trên tổng dân số
cũng tăng từ 1,4% năm 2010 lên tới 14,4% năm 2016.

TS Lê Đăng Doanh

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế phát biểu tại hội thảo.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra tính ưu việt của mô
hình thuế hỗn hợp – kết hợp phương pháp thuế tương đối trên giá bán buôn và
phương pháp thuế tuyệt đối trên từng lít sản phẩm tiêu thụ hoặc lít cồn nguyên
chất – so với phương pháp thuế tương đối hiện hành trong việc giảm tiêu thụ đồ
uống có cồn gây hại, ổn định nguồn thu ngân sách. Cụ thể, phương pháp thuế hỗn
hợp sẽ giúp tăng thu ngân sách khoảng 25% so với phương pháp thuế tương đối hiện
hành và mức tiêu thụ toàn ngành sẽ giảm 5%.

Tại hội thảo, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh,
việc lượng rượu phi chính thức đang chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn
nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam “vừa thiệt thòi cho ngân sách nhà nước,
vừa nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng”. Vì vậy, cần tăng cường hiệu quả quản
lý đối với khu vực đồ uống có cồn phi chính thức và kết hợp nhiều giải pháp
chính sách khác ngoài thuế để hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn một cách hiệu quả.

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Bia, Rượu, nước giải khát Việt
Nam cho biết, các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch
COVID-19 và đang đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất
gia tăng do xung đột tại Ukraine. Mong muốn của doanh nghiệp lúc này là Nhà nước
ổn định chính sách thuế, trước mắt chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống
có cồn trong 2 năm 2022 và 2023 để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và nuôi dưỡng
nguồn thu.

Đi sâu vào phương pháp tính thuế với đồ uống có cồn, ông Trần
Việt Thắng, Giám đốc tài chính của Công ty Moet Việt Hennessy Việt Nam cho rằng,
chính sách thuế trong tương lai nên cân nhắc phương pháp tính thuế hỗn hợp như
nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất bởi tính ưu việt của phương pháp này cũng như
sự bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp.

Linh Linh

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đề xuất cách áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với đồ uống có cồn

DNVN – Tại hội thảo “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (VAT) đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách” ngày 8/4, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra 5 kịch bản nhằm hướng tới một chính sách thuế hiệu quả hơn.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chia sẻ :


Tiếp tục gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản xuất ô tô trong nước

Đề xuất này của Bộ Tài chính theo Nghị quyết 45/NQ-CP sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính xoay vòng vốn đầu tư, vượt “bão” Covid…

Chia sẻ :


Tỉnh Bến Tre: Tăng thu ngân sách giai đoạn 2021 – 2025

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre. Thu ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng và đạt khá trong 6 tháng đầu năm 2021, với trên 3.332 tỷ đồng, đạt 68% dự toán Trung ương giao và đạt 64,3% dự toán địa phương phấn đấu, tăng 31,9% so với cùng kỳ. Đây là kết quả quan trọng để tỉnh phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu nghị quyết về thu ngân sách trong 5 năm tới.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính nghiên cứu triển khai các giải pháp hỗ trợ mới cho người dân, doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đang theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp theo nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ :


Kiến nghị miễn tiền thuê đất, sử dụng đất với diện tích đất làm nhà cho công nhân thuê

Đây là một trong những nội dung mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân…

Chia sẻ :


Vai trò của kiểm toán nhà nước trong kiểm toán thu ngân sách từ thuế

Hiện nay, nguồn thu có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước là nguồn thu từ thuế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật về thuế của doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến.

Chia sẻ :


Hoàn thành tích hợp 150 thủ tục hành chính thuế lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Tổng cục Thuế cho biết, ngành Thuế đã hoàn thành việc tích hợp 150 thủ tục hành chính thuế lên Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn, đạt 161% kế hoạch.

Chia sẻ :


Sắp “xổ số” hóa đơn, khắc chế tình trạng trốn thuế

Khách hàng giữ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, sẽ được quay số trúng thưởng…

Chia sẻ :


Đề xuất gia hạn 11.400 tỷ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ tháng 6

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước dự kiến được gia hạn 4 kỳ, với tổng số tiền hỗ trợ lên đến 11,4 nghìn tỷ đồng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *