Nhiều “ông lớn” bất động sản thua lỗ nặng

Ảnh minh hoạ

Năm 2020, Kiểm toán Nhà nước đã kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2019 của 160 doanh nghiệp thuộc 17 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Theo đó, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản đã lâm vào tình trạng thua lỗ nặng.

ĐẦU TƯ “NGẮN”, “DÀI” ĐỀU LỖ

Cụ thể, Công ty mẹ – Hancorp: 08/33 đơn vị có vốn góp lỗ năm 2019 là 289,05 tỷ đồng; Công ty mẹ – Handico đầu tư vào công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển nhà số 68 đã lỗ 60,99 tỷ đồng;

Công ty mẹ – TCT Địa ốc Sài Gòn: 01/05 công ty con lỗ năm 2019 là 38,19 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nhà Sài Gòn (thuộc Tổng công ty Địa Ốc Sài Gòn) còn có hệ số nợ phải trả cao gấp 5,88 lần vốn chủ sở hữu…

Một số khoản đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty xây dựng, bất động sản vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác cũng bị lỗ trầm trọng.

Đơn cử, công ty Xây dựng Giao thông Sài Gòn âm vốn chủ sở hữu 344,25 tỷ đồng; Công ty mẹ – Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn: 07 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 32,91 tỷ đồng; Công ty mẹ – UDIC: 05 công ty liên doanh, liên kết lỗ lũy kế 288,7 tỷ đồng, 01 công ty ngừng hoạt động, 02 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 32,1 tỷ đồng và 01 khoản đầu tư dài hạn khác dừng hoạt động;

Handico có 03 công ty liên doanh liên kết lỗ lũy kế 25,49 tỷ đồng, 04 khoản đầu tư khác lỗ 2.100,68 tỷ đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội có 1 công ty liên kết lỗ lũy kế 0,98 tỷ đồng…

Cho đến thời điểm kiểm toán, một số đơn vị đầu tư bất động sản đã hoàn thành công tác xây dựng nhưng chưa bán hoặc chậm đưa vào khai thác làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trong đó công ty mẹ – Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn có khu đất số 481 Bến Ba Đình Phường 9, Quận 8 xây dựng hoàn thành chung cư từ năm 2010, đến nay còn 242/350 căn hộ để trống; khu đất số 339/34A (số cũ 157/R8) Tô Hiến Thành, Phường 12, Quận 10 đến nay còn 119 căn hộ để trống từ năm 2013.

Bên cạnh đó, một số dự án đã bị “đắp chiếu” từ nhiều năm như dự án Nhà máy Gạch bê tông khí chưng áp của Hancorp; Dự án 174 Hà Huy Tập, Yên Viên, Hà Nội và 51,89 ha tại cụm công nghiệp vừa và nhỏ huyện Sóc Sơn của Handico… Đồng thời, nhiều dự án được triển khai nhưng chậm tiến độ. Cụ thể, UDIC có dự án Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đã quá hạn trên 16 năm, đến nay chưa được UBND thành phố Hà Nội gia hạn thực hiện dự án.

Hancorp có dự án khu đô thị mới Cao Xanh – Hà Khánh B chậm 10 năm, dự án N01 – T8 chậm 06 năm, dự án khu biệt thự chậm 03 năm, dự án N04.A chậm 02 năm; Còn Tổng công ty Địa Ốc Sài Gòn có dự án chung cư Khuông Việt đã chậm 02 năm.

LÃNG PHÍ NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI

Trong khi đó, một số dự án bất động sản đã hoàn thành nhưng lại hoạt động không hiệu quả như: tòa nhà trụ sở và văn phòng bán, cho thuê tại 148 Hoàng Quốc Việt của PVOIL (Hà Nội) hoạt động cho thuê lỗ lũy kế đến 31/12/2019 là 11,97 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, rất nhiều đơn vị có diện tích đất lớn chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả: PVOIL 29,34 ha; TCT Địa ốc Sài Gòn 6,3 ha; Thuộc EVNCPC, Công ty Điện lực Gia Lai 0,54 ha, Công ty cổ phần Đầu tư Điện lực 3 là 0,075 ha; Sawaco 1,14 ha; PTSC 0,28 ha tại số 266 Lê Lợi, Vũng Tàu; Hancorp 0,52 ha và khu đất xây dựng Nhà máy Gạch bê tông khí chưng áp; UDIC có lô đất B2 thuộc khu đô thị mới Yên Hòa, Cầu Giấy; đất tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, Kiên Giang và khu đất A1 khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Ngoài ra, còn có tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích như: công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung với 0,14 ha; PVOIL: 13,12 ha; PTSC: 54/120 căn phòng tại số 284 Nguyễn An Ninh, Vũng Tàu. Rồi để đất bị lấn chiếm, tranh chấp như Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn có 1,96 ha; Công ty Điện lực Gia Lai 0,06 ha, Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung 3,08 ha.

Hay còn nhiều khu đất chưa đủ hồ sơ pháp lý: EVNCPC 161,13 ha; EVN HCM 17,08 ha; Sawaco 60,23 ha; Tổng công ty Đảm bảo an toàn hàng hải miền Nam 15,62 ha; PVOIL 75,47 ha; PVPower 16,41 ha; PTSC 12,14 ha; Samco 54,29 ha; Công ty mẹ – Handico 1,11 ha.

Nhiều đơn vị cũng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đất đai với ngân sách nhà nước: VNPT NET 11,16 ha; PVPower 6 ha; EVN HCM 1,25 ha; Sawaco 18,97 ha; PTSC 0,18 ha tại số 266 Lê Lợi, Vũng Tàu; PVOIL Vũng Áng, PVOIL Vũng Tàu, PVOIL Sài Gòn, PVOIL Thái Bình, PVOIL Thanh Hóa; Hancorp có các lô đất CC2, CC3, CC4, CC5, CC5a, QT1, QT2, QT3, QT4, QT5, QT6, P1, P2 và 9,9 ha tại Quế Võ, Bắc Ninh; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 1,32 ha; EVNCPC 36,57 ha.

Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước xác định tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phải nộp tăng thêm của Sawaco là 145,58 tỷ đồng; UDIC là 47,05 tỷ đồng; Samco 23,16 tỷ đồng; Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn 4,32 tỷ đồng; EVN HCM 5,09 tỷ đồng; EVNCPC 1,09 tỷ đồng; PVOIL 0,55 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tổng Công ty 36 (G36): Gánh lỗ từ các công ty liên doanh liên kết, quý 2 ghi nhận lỗ gần 15 tỷ đồng

Các công ty liên doanh liên kết mang về khoản lỗ hơn 21 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua.

Chia sẻ :


“Kỳ tích” một doanh nghiệp nhà nước nợ phải trả gấp gần 18 lần vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn là 1,1 lần, trong đó có 14 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.

Chia sẻ :


Bất ngờ với công việc của Tổng giám đốc “siêu doanh nghiệp” 128.000 tỉ đồng ở quê

Liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) đăng ký tăng vốn điều…

Chia sẻ :


Kiến nghị miễn tiền thuê đất, sử dụng đất với diện tích đất làm nhà cho công nhân thuê

Đây là một trong những nội dung mà Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ nhằm giải quyết những khó khăn và thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho công nhân…

Chia sẻ :


BIDV rao bán 11 lần, giảm giá 1.000 tỷ đồng nợ của Công ty Ngọc Linh

Sau 11 lần rao bán, mức giá đấu giá cho khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh đã giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với thông báo đầu tiên.

Chia sẻ :


Lợi nhuận quý 2 của Saigontel (SGT) tăng 71%

Doanh thu Saigontel giảm cùng xu hướng chung của thị trường nhưng nhờ cải thiện biên lợi nhuận gộp, Saigontel vẫn tăng lãi đột biến.

Chia sẻ :


Bộ, ngành “dẫn đầu” vi phạm nhà đất

Chưa xử lý dứt điểm tình trạng bị lấn chiếm; chưa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn đất không đúng quy định… Đó là hàng loạt yếu kém trong quản lý nhà, đất của nhiều bộ, ngành đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ tại báo báo kết quả kiểm toán 2020…

Chia sẻ :


Tăng quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập

Nghị định số 60/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 21/6/2021 đã góp phần hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng quyền tự chủ tài chính, góp phần thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Quy định mới về tài khoản vốn đầu tư gián tiếp

Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chia sẻ :


Lại chuyện vơi, đầy lợi nhuận sau kiểm toán

Theo dữ liệu của VietstockFinance, trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, tính đến ngày 01/04/2021, có tổng cộng 502 doanh nghiệp (ngoại trừ nhóm chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm) công bố BCTC kiểm toán có sự chênh lệch so với báo cáo tự lập.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *