Táo quân 2023: Tiếng cười nhẹ nhàng

Chương trình Táo quân 2023 giảm tính đả kích, tạo tiếng cười nhẹ nhàng khi mô phỏng các sân chơi nhan sắc dưới hạ giới.

Chương trình năm nay bỏ hình thức các Táo lên chầu, tổ chức thi nhan sắc mang tên Táo bạo. Các màn catwalk, hô tên của thí sinh gợi nhớ cuộc thi Miss Grand Vietnam, từng bị khán giả chê làm lố. Ngoài các phần biểu diễn trực tiếp, chương trình lồng ghép video hậu trường, thí sinh giới thiệu bản thân giống các cuộc thi nhan sắc.

Êkíp phản ánh thực tế “bội thực” người đẹp qua cảnh Táo Quy hoạch ngất khi Ngọc hoàng hỏi “Năm vừa rồi, dưới hạ giới có bao nhiêu hoa hậu, á hậu?”. Màn diễn mở đầu quy tụ hơn 30 thí sinh, top 5 được vào vòng trong gồm: Táo Y tế Vân Dung, Táo Xã hội Tự Long, Táo Kinh tế Quang Thắng, Táo Năng lượng Thanh Dương, Táo Giao thông Chí Trung.

Từ trái sang: Táo Y Tế (Vân Dung), Táo Xã hội (Tự Long), Táo Kinh Tế (Quang Thắng), Táo Giao thông (Chí Trung) là bốn gương mặt có nhiều đất diễn nhất chương trình.

So với các năm trước, chương trình giảm tính đả kích. Thông qua các vòng thi về tư duy, sáng tạo, dàn Táo và tuyến nhân vật phụ vẫn đề cập đến thói đùn đẩy trong công việc, nạn “con ông cháu cha”, đút lót, hiện tượng nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt, nỗ lực đổi mới của ngành giáo dục, hiện tượng người người nhà nhà chơi chứng khoán… một cách nhẹ nhàng.

Bốn Táo Xã hội, Y tế, Kinh tế, Giao thông cùng nhau liên kết, giở thói “ma mới bắt nạt ma cũ”, ép Táo Năng lượng rút khỏi top 5. Táo Giao thông dọa tiết lộ Táo Năng lượng không biết chữ vẫn làm giám đốc, gợi nhắc vụ Giám đốc “không biết chữ” điều hành trung tâm đăng kiểm ở TP HCM. Trong phần thi giải câu đó, Nam Tào đố các Táo phân biệt khái niệm về đại học và trường đại học, từng khiến dư luận hoang mang cuối năm ngoái. Ở phần thi cuối, các Táo giới thiệu dự án, kêu gọi đầu tư theo mô hình chương trình Shark Tank, qua đó đề cập nhiều vấn nạn như các dự án giao thông treo, tình trạng thiếu, hỏng thiết bị y tế…

Công Lý (giữa) xuất hiện ít, chỉ thoại vài câu với biểu cảm đanh đá, cong cớn.

Nghệ sĩ Công Lý trở lại chương trình nhưng do sức khỏe yếu, anh không có nhiều thoại. Những năm trước, bộ đôi Nam Tào – Bắc Đẩu do Xuân Bắc – Công Lý đảm nhiệm liên tục “xoay” các Táo, tạo ra nhiều màn tung hứng, phản biện đặc sắc. Năm nay, Nam Tào đối chất các Táo về việc lãnh đạo các ngành thường xuyên “đánh tráo khái niệm”, nói được mà không làm được, việc phân chia lợi ích nhóm… nhưng chưa đủ sâu cay. Vai Ngọc Hoàng của Quốc Khánh cũng ít đất diễn. Anh không xuất hiện từ đầu đến cuối, chỉ góp mặt trong các phần thi cuối của dàn Táo. Cuối chương trình, nhân vật kết luận: “Các Táo phải có tâm sáng để cùng nhau làm việc, giúp người dân có cuộc sống bình an, hạnh phúc”.

Các nghệ sĩ tạo tiếng cười khi cập nhật nhiều từ khóa hot trên mạng như “ố dề”, “gian gian díu díu mập mờ”, để đưa vào kịch bản. Chương trình ghi điểm ở phần âm nhạc, khi gợi ký ức những mùa trước qua các bài hit, được khán giả yêu thích một thời như Lụt từ ngã tư đường phố, Hoang mang style, Thật bất ngờ…

Trên mạng xã hội, nhiều khán giả chia sẻ lại các đoạn thoại trong chương trình, nhiều nhất là câu: “Phấn đấu đến năm 2030, mỗi gia đình có ít nhất một đến hai hoa hậu”, “Tre già măng mọc nhưng măng mọc ở đâu thì mọc, đừng chọc vào ghế bọn anh”. Một số người cho biết sẽ xem lại bằng tốt nghiệp của mình là “đại học” hay “trường đại học”.

Trung Ruồi (áo đỏ) và Duy Nam (áo xanh) đóng trợ lý thiên cung. Năm ngoái, hai nghệ sĩ trẻ vào vai Bắc Đẩu, Nam Tào thay Công Lý, Xuân Bắc.

Khán giả đánh giá chương trình không còn thâm thúy, sâu cay như những năm trước nhưng hài hước, dễ xem. Bùi Hằng (31 tuổi, Thanh Hóa) nói: “Tôi và gia đình giữ thói quen xem Táo quân trước giờ đón giao thừa mỗi năm. Tôi hài lòng vì chương trình vui nhộn, nhiều phân đoạn bất ngờ. Cả nhà tôi từ lớn đến bé đều bật cười khi các Táo hát chế bài Bên trên tầng lầu thành bài Làm Thiên Lôi vui phết“.

Thu Hòa (42 tuổi, Hà Nội) cho biết thích môtíp kịch bản các Táo lên chầu, báo cáo như các năm trước hơn là tổ chức cuộc thi hoa hậu. “Tôi thích liên khúc các bài hát chế, đặc sản của chương trình nhiều năm, ở phần cuối”, Thu Hòa nói.

Một số khán giả cho rằng chương trình chưa thể hiện tầm vóc, thiếu chất phản biện khi bỏ qua nhiều biến động của đời sống kinh tế, xã hội trong năm dịch.

Táo quân – Gặp nhau cuối năm là chương trình hài kịch truyền hình, phát sóng vào Tất niên Âm lịch hàng năm, sản xuất lần đầu năm 2003. Tiết mục mượn điển tích Táo quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm trong suốt một năm. Thông qua đó, chương trình phản ánh, đả kích nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, văn hóa, giáo dục… nổi cộm. Qua 20 năm phát sóng, Táo quân là món ăn tinh thần với nhiều thế hệ khán giả.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Do Venture rót vốn vào một nền tảng Edtech Việt

VUIHOC là một trong những nền tảng giáo dục online đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình học trong cả ba môn cốt lõi đối với học sinh tiểu học…

Chia sẻ :


Hà Nội quyên góp được 2.345 máy tính và thiết bị cho học sinh

Theo thống kê từ các phòng giáo dục và đào tào các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội, đến nay nhiều đơn vị đã đủ thiết bị học trực tuyến cho 100% học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở…

Chia sẻ :


Khoảng 1,5 triệu học sinh tại 26 tỉnh, thành phố chưa có máy tính để học trực tuyến

Hiện nay, khoảng 7,35 triệu học sinh các cấp đang học trực tuyến, trong đó 1,5 triệu học sinh tại 26 tỉnh, thành phố chưa có máy tính và cần được hỗ trợ…

Chia sẻ :


Hà Nội thu phí ô tô vào nội đô, đường phố có hết tắc?

Mục đích chính của đề xuất xây 87 trạm thu phí ô tô vào nội đô, mức phí cao nhất 60.000 đồng, là nhằm giảm tắc nghẽn giao thông ở Hà Nội. Tuy vậy, nhiều người đang hoài nghi liệu mục tiêu này có đạt được?…

Chia sẻ :


Học trực tuyến: “Khốn khổ” vì mạng nghẽn, mạng lag

Trước diễn biến phức tạp dịch Covid-19, nhiều địa phương triển khai việc học online cho hàng triệu học sinh, dẫn tới nhu cầu sử dụng Internet tăng đáng kể, xảy ra hiện tượng nghẽn mạng cục bộ…

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


TS. Phan Công Chính – CEO Công ty CP Công nghệ và Đào tạo YOOT: “Chúng tôi muốn định nghĩa lại hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng”

YOOT – một nền tảng mạng xã hội chỉ mới tham gia lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp và kết nối tuyển dụng trong năm 2021 nhưng đã vượt lên trong cách làm khác biệt so với các nền tảng tương tự.

Chia sẻ :


Mô hình giao dịch viên chuyên sâu tại Kho bạc đáp ứng yêu cầu “giao dịch một cửa”

Mô hình giao dịch viên chuyên sâu được Kho bạc Nhà nước triển khai thực hiện tại các Kho bạc cấp tỉnh từ tháng 7/2020. Đến nay, sau 1 năm áp dụng, mô hình này đã tạo nhiều thuận lợi cho Kho bạc Nhà nước cũng như đơn vị giao dịch; góp phần thay đổi căn bản các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách, tạo niềm tin cho khách hàng giao dịch.

Chia sẻ :


Khởi công dự án trục Đông – Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có mức đầu tư hơn 2.100 tỷ

Với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng,  dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là dự án quan trọng, có tính kết nối vùng trong tỉnh và kết nối Hải Dương với các tỉnh lân cận…

Chia sẻ :


Khát vọng mới của Techcombank

Tổng giám đốc Jens Lottner cho biết, đây là lúc Techcombank cần tiên phong dẫn dắt. Ngân hàng đang đầu tư “lớn nhất và toàn diện nhất” để khi đề cập về lĩnh vực công nghệ Techcombank sẽ nắm trong tay những lợi thế to lớn như các fintech đang có trên điện toán đám mây.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *