Chủ tịch FPT Telecom: Doanh nghiệp cần “vaccine”, tăng cường đề kháng số

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom chia sẻ tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp 2021 với chủ đề “Đảm bảo an toàn nguồn lực lao động – nền tảng của phát triển bền vững” .

Khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số đơn vị cho thấy, trong số 21.000 doanh nghiệp được khảo sát, 69% doanh nghiệp đã dừng hoạt động, 16% còn lại hoạt động cầm chừng, chỉ có 15% doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường.

Những con số trên phần nào phác thảo bức tranh người lao động đang mất việc rất nghiêm trọng. Cũng theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, riêng khu vực phía Nam, 2,5 triệu lao động đã mất việc làm.

Chia sẻ tại diễn đàn các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp 2021 với chủ đề “Đảm bảo an toàn nguồn lực lao động – nền tảng của phát triển bền vững” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy và các đơn vị tổ chức ngày 7/10, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom khẳng định: “Con người cần vaccine, doanh nghiệp cũng cần vaccine”.

 
“Vaccine cho doanh nghiệp, chúng tôi gọi là eCovax, phải tiêm nhiều mũi, mỗi mũi có tác dụng khác nhau, có thể giúp đỡ doanh nghiệp sống chung với Covid trong thời gian này”.
Ông Hoàng Nam Tiến.

Vaccine cho doanh nghiệp là những mũi tiêm, bộ giải pháp số hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp thiết theo từng giai đoạn. eCovax gồm bốn sản phẩm: FPT eContract (Giải pháp hợp đồng điện tử); FPT.CA (Chữ ký số); Tổng đài Oncall (Giải pháp tổng đài điện thoại linh động, tiết kiệm, hiệu quả); Base Request (Quản lý, phê duyệt và đề xuất nội bộ). Gói giải pháp số FPT eCovax giúp các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp có thể điều hành doanh nghiệp liên tục, thông suốt.

FPT Telecom cũng đang áp dụng phương pháp 5+1, ứng dụng công nghệ liên quan đến quy trình, môi trường, an ninh an toàn, công cụ, hạ tầng.

“Nhưng quan trọng nhất, trước khi áp dụng bất kỳ điều gì, văn hóa doanh nghiệp sẽ quyết định. Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ Covid như trong thời kỳ chiến tranh, cần vài điều”, Chủ tịch FPT Telecom nhấn mạnh.

Thứ nhất, chia sẻ mục tiêu. Doanh nghiệp phải chia sẻ chung một mục tiêu, từ Chủ tịch đến người bảo vệ, từ Tổng giám đốc đến người bán hàng, tất cả mọi người cần đoàn kết, chia sẻ và trở thành đồng đội. Một doanh nghiệp cần chia sẻ mục tiêu, đồng lòng đồng sức, từ trên xuống dưới, mới có cơ hội vượt qua đại dịch này.

Trong bối cảnh hiện hơn 10% doanh nghiệp rời bỏ thị trường, một điều rất quan trọng, ông Tiến nhấn mạnh, đó là sự lạc quan, được lan tỏa từ lãnh đạo đến người nhân viên viên. Còn doanh nghiệp từ trên xuống chỉ có “boss” (ông chủ) độc tài, thì thường khó vượt qua đại dịch.

Thứ hai, tại thời điểm này, những doanh nghiệp nào chưa có ý định áp dụng công nghệ hoặc mới xem xét, thì phải làm ngay ngày hôm nay. Bởi không có công nghệ, dù quyết tâm đến đâu chăng nữa, sẽ doanh nghiệp không có cách nào vượt qua đại dịch tàn khốc. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ hay bất cứ điều gì, phải xuất phát từ con người, hướng đến con người, phục vụ cho người lao động.

Chủ tịch FPT Telecom cho biết, người lao động ngày nay cần bốn điều.

Một là, an toàn cho bản thân, gia đình, công ty và xã hội.

Hai là, có việc làm. Điều này rất quan trọng vì đến 70% người Việt đang mất việc.

Ba là, thu nhập. Giữ nguyên lương cho người lao động đã khó, để giữ thu nhập còn khó khăn hơn vì doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp đều giảm, thì thu nhập người lao động tất nhiên bị ảnh hưởng.

Bốn là, môi trường. Công nghệ phải làm thế nào khiến cho mỗi công ty trở thành một doanh nghiệp xanh. Để có doanh nghiệp xanh, làm rất nhiều điều, làm sao kiểm soát từng người, đi đâu, làm gì, ngồi ở đâu, tiếp xúc với những ai trong doanh nghiệp.

Bộ phận trong doanh nghiệp cũng phải là bộ phận xanh. Trước đây, chỉ có 2,3 ca F0 đã đóng cửa cả nhà nhà máy hàng ngàn người. Vậy thì hiện nay, khi xảy ra sự cố như có ca F0, làm sao ứng dụng công nghệ để chia tách được công ty, khoanh vùng từng chỗ, cách ly từng nhóm nhỏ.

Chính công nghệ kiến tạo công ty, doanh nghiệp xanh, đồng thời, tạo ra môi trường xanh. “Bởi nếu doanh nghiệp xanh, nhưng ngoài đường không xanh, ở gia đình không xanh, thì cũng không được. Một lần nữa, tôi nhấn mạnh vai trò của công nghệ”, ông Tiến khẳng định.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

“Vaccine số, kháng thể số” cho doanh nghiệp

Cũng như con người, trước nguy cơ “nhiễm Covid”, các doanh nghiệp cần những phương thức phòng ngừa, những liều “vaccine” giúp tăng sức đề kháng để hạn chế tác động của dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Đồng Nai ưu tiên vaccine cho doanh nghiệp sản xuất

Vaccine hiện được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và để duy trì sản xuất, kinh doanh. Do đó, tỉnh Đồng Nai đã triển khai tiêm phòng cho lao động đang làm việc trong các nhà máy giúp doanh nghiệp bớt lo lắng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp Đà Nẵng đuối sức vì “3 tại chỗ”

Theo Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, đã có 2.225 doanh nghiệp trên địa bàn ngừng hoạt động (tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước); 538 doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc giải thể (tăng 1,5%)…

Chia sẻ :


“Giá mua vaccine cao không bằng giá doanh nghiệp phải đóng cửa”  

Doanh nghiệp sẵn sàng trả bất cứ giá nào để mua được vaccine tiêm cho người lao động, vì so với giá mua vaccine, cái giá doanh nghiệp phải đóng cửa còn cao gấp hàng trăm lần…

Chia sẻ :


Thủ tướng: “Thiệt thòi, mất mát của nhà đầu tư nước ngoài cũng là thiệt thòi, mất mát của Việt Nam”

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài để củng cố niềm tin, phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới tương lai…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *