Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng

Bên cạnh lĩnh vực chế biến, đại dịch Covid-19 đã làm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề nên cần được hỗ trợ để duy trì, tái đầu tư.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư góp ý Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, hiệp hội đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 cũng như nhiều loại phí khác đến giữa năm 2022 để hỗ trợ phục hồi sản xuất, xuất khẩu thủy sản.

Theo VASEP, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đóng vai trò chủ đạo, thúc đẩy và không tách rời với sản xuất của cả chuỗi thủy sản bao gồm lực nông dân nuôi trồng và ngư dân khai thác biển. Một doanh nghiệp chế biến thủy sản bao gồm rất nhiều công đoạn sử dụng điện để chế biến – cấp đông – kho bảo quản, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đầu tư cả khâu nuôi trồng để hoàn thiện chuỗi cung ứng.

Hơn nữa, ngành thủy sản Việt Nam khẳng định được vị thế hiện nay nhờ vào sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp cả khu vực chế biến lẫn nuôi trồng thủy sản để được cấp các chứng nhận quốc tế về phát triển thủy sản bền vững trong tất cả khâu như tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC, BAP… Bên cạnh lĩnh vực chế biến, đại dịch Covid-19 đã làm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề nên cần được hỗ trợ để duy trì, tái đầu tư… làm nền tảng giữ vững vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ. Điển hình, với ngành thủy sản nếu không khôi phục trong tháng 9/2021 sẽ làm gãy đỗ chuỗi cung ứng và không còn hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Nếu chỉ hỗ trợ cho “kho bảo quản” thủy sản như trong bản dự thảo hiện nay thì chưa đủ để có thể tạo ra tác động mang tính hỗ trợ duy trì và phục hồi cho các doanh nghiệp.

Vậy nên, việc hỗ trợ giảm 30% tiền điện cho tất cả doanh nghiệp từ khâu nuôi trồng – chế biến – cấp đông – bảo quản là giải pháp cần thiết, tạo động lực cho việc phục hồi của cả chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh lĩnh vực chế biến, đại dịch Covid-19 đã làm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề nên cần được hỗ trợ để duy trì, tái đầu tư.
Bên cạnh lĩnh vực chế biến, đại dịch Covid-19 đã làm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề nên cần được hỗ trợ để duy trì, tái đầu tư.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thủy sản cũng kiến nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả lương cho người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội khi phải đi cách ly hoặc dừng sản xuất theo quy định chống dịch trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Việc này sẽ giảm được một phần gánh nặng chi trả lương cho doanh nghiệp vốn đang phải gánh rất nhiều chi phí và áp lực do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Doanh nghiệp cũng đề nghị giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống tối đa 1%, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ “doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.

Liên quan đến vấn đề dịch vụ hậu cần (logistics), VASEP đề nghị TP.HCM và Hải Phòng tạm dừng việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biến từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022; điều chỉnh giảm ít nhất 30% các mức phí đang áp dụng. Cùng với đó, đề nghị các cảng biển giảm ít nhất 50% các phí dịch vụ tại cảng (phí nâng hạ container, phí bốc dỡ, lưu kho, cắm điện,..) từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022.

Về các chi phí sản xuất, đề nghị giảm ít nhất 50% phí hạ tầng của các khu công nghiệp từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022 nhằm giúp doanh nghiệp có thêm trợ lực để sớm phục hồi sản xuất, xuất khẩu trong và sau dịch.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Năm hiệp hội đề xuất không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cảng biển

Năm hiệp hội cho rằng việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa và lợi ích của quốc gia.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp tê liệt vì dịch

Việc sản xuất bị đình trệ khi áp dụng giãn cách tại nhiều địa phương đã khiến doanh nghiệp lúng túng trong khôi phục sản xuất; mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài…

Chia sẻ :


Chuyển từ vùng “cam” sang “vàng”, doanh nghiệp thủy sản “cứu” giá tôm

Thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đã được chuyển từ “vùng cam” sang “vùng vàng”, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  Hiện đã có nhiều doanh nghiệp thủy sản trở lại hoạt động…  

Chia sẻ :


Doanh nghiệp Đà Nẵng đuối sức vì “3 tại chỗ”

Theo Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, đã có 2.225 doanh nghiệp trên địa bàn ngừng hoạt động (tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước); 538 doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc giải thể (tăng 1,5%)…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế – xã hội quí II còn đối mặt nhiều thách thức

DNVN – Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang quý II, tình hình kinh tế – xã hội còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Chia sẻ :


Mỏ vàng tỷ USD bị vứt bỏ, lẫn trong rác bẩn ở Việt Nam

Được ví như “mỏ vàng” của ngành nông nghiệp với khối lượng tới 156 triệu tấn/năm, nhưng phụ phẩm nông nghiệp lại bị bỏ quên nhiều năm nay.

Chia sẻ :


Tắc lưu thông nội địa, kẹt tại cửa khẩu tạo sức ép lớn lên doanh nghiệp

Làn sóng Covid lần thứ tư khiến hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành thuỷ sản, lúa gạo đứng trước nguy cơ bị “đánh bật” khỏi thị trường ngoại. Doanh nghiệp cũng e ngại ký kết các hợp đồng mới, vì lo ách tắc lưu thông nội địa cũng như sợ “kẹt” hàng qua các cửa khẩu khi Trung Quốc siết chặt thông quan…

Chia sẻ :


Để logistics trở thành ‘lực đẩy’ kinh tế nông nghiệp

Logistics nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao giá trị nông sản. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, dịch vụ logistics chưa phát triển tương xứng với tiềm năng để có thể trở thành lực đẩy mạnh mẽ cho toàn ngành kinh tế nông nghiệp.

Chia sẻ :


Điện thừa, nhiều nhà máy sản xuất phải dừng hoặc hoạt động cầm chừng

Năng lực sản xuất điện thừa, nhu cầu cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng của người dân giảm nên nhiều nhà máy điện phải dừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *