Kinh tế Việt Nam đang lãng phí 2,2 – 2,9 tỷ USD/năm giá trị vật liệu nhựa đã qua sử dụng

Báo cáo Nghiên cứu Thị trường Việt Nam mới nhất vừa được IFC – Ngân hàng Thế giới công bố cho biết, chỉ có 33% của 3,9 triệu tấn các loại nhựa sử dụng phổ biến được thải ra hàng năm tại Việt Nam được thu hồi và tái chế. Nghiên cứu ước tính rằng nền kinh tế đã lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa – tương đương từ 2,2 tỷ đến 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Theo bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng đã làm tăng đáng kể mức tiêu thụ các sản phẩm nhựa và bao bì, khiến các thị trường mới nổi trong khu vực trong đó có Việt Nam trở thành điểm nóng về ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải.

“Khu vực nhà nước và tư nhân cần hợp tác để giải quyết vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội phức tạp này, đồng thời thúc đẩy các chính sách và tăng cường đầu tư để giúp tận dụng triệt để giá trị của vật liệu nhựa”, bà Carolyn Turk kiến nghị.

Trên phạm vi toàn cầu, tới 50% rác thải nhựa đại dương xuất phát từ bao bì sử dụng một lần hoặc sử dụng ngắn hạn. Đại dịch Covid-19 đã khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn do lượng tiêu thụ khẩu trang, dung dịch sát khuẩn đóng chai nhựa và bao bì đóng gói cho các đơn hàng trực tuyến gia tăng đột biến. Ô nhiễm nhựa do rò rỉ từ môi trường ra môi trường biển ở mức đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam bởi đặc thù đường bờ biển dài.

Để ứng phó với tình trạng này, kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt mục tiêu giảm 75% lượng rác thải nhựa đại dương trong 10 năm tới.

Nghiên cứu của Nhóm Ngân hàng Thế giới sử dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị nhựa để xác định cách thức các loại nhựa phổ biến được sản xuất, sử dụng và quản lý ở Việt Nam và khuyến khích tăng cường phân loại, thu gom và tái chế rác thải để tận dụng hết giá trị của vật liệu nhựa.

Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, một nền kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam để đạt được các mục tiêu tăng trưởng các-bon thấp. Tái chế nhựa không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu có giá trị.

“Nâng cao lợi ích kinh tế của việc tái chế nhựa sẽ giúp huy động đầu tư nhiều hơn của khu vực tư nhân để giải quyết hiểm họa ô nhiễm nhựa, đồng thời hỗ trợ các ngành quan trọng như du lịch, vận tải biển và thủy sản, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề”, ông Kyle Kelhofer nhấn mạnh.

Nghiên cứu của IFC – Ngân hàng Thế giới cũng đề xuất các giải pháp ngắn và dài hạn để nâng cao nhu cầu trong nước đối với nhựa tái chế và mở rộng quy mô ngành công nghiệp tái chế nội địa bằng cách cải thiện môi trường thuận lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân.

Cụ thể, nghiên cứu kiến nghị tăng cường năng lực quản lý rác thải, thiết lập “mục tiêu về hàm lượng tái chế” đối với các sản phẩm phổ biến đến tay người sử dụng, và yêu cầu bắt buộc phải thực hiện các tiêu chuẩn “thiết kế để tái chế” đối với các sản phẩm nhựa, đặc biệt đối với bao bì, cùng nhiều kiến nghị khác.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp nhựa điêu đứng, “cầu cứu” xin giãn nợ vay ngân hàng

Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, đưa ra nhiều đề xuất để ổn định sản xuất, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam…

Chia sẻ :


Quán cà phê Hà Nội “chảnh” không giống ai, khách phải mang bình hoặc về tay không

Một quán cà phê trong con ngõ nhỏ Hạ Hồi ở Hà Nội dù đã mở cửa trở lại từ ngày 21/9 bán cho khách mang về, tuy nhiên điều đặc biệt là quán cà phê này lại chỉ bán cho khách mang theo bình đựng cá nhân.

Chia sẻ :


Minh Nhựa “buồn bã” khi thấy Cường Đô La đưa Porsche 911 GT3 về garage quá nhanh!

Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường chia sẻ hình ảnh chiếc Porsche 911 GT3 trên trang cá nhân và khiến Minh Nhựa có động thái lạ.

Chia sẻ :


Minh Nhựa thể hiện độ chơi khi tậu siêu mô tô Ducati độc nhất Việt Nam giá 6 tỷ

Siêu phẩm Ducati Superleggera V4 đầu tiên của Việt Nam với giá khoảng 6 tỷ đồng cùng với loạt xe Ducati đắt tiền khác vừa được đại gia Phạm Trần Nhật Minh (Minh Nhựa) “tậu” về tư dinh.

Chia sẻ :


Chịu gánh nặng cước vận tải biển, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng

DNVN – Mặc dù xuất khẩu hàng hóa quý I/2022 tăng trưởng khả quan, nhưng “gánh nặng” cước vận tải biển đang khiến lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Chia sẻ :


World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Mặc dù tháng 10/2021, World Bank (WB) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng trong năm 2022 là 6,5% nhưng đến nay WB dự báo chỉ còn 5,3%. Tuy nhiên, đó chỉ là kịch bản cơ bản, xấu hơn nữa kịch bản dự báo có thể chỉ còn 4,4%.

Chia sẻ :


Doanh thu kỷ lục 900 tỷ, một công ty nhựa báo lãi quý 2 vọt tăng gấp gần 4 lần cùng kỳ 2020

Trừ đi chi phí thuế TNDN, lãi ròng của Rạng Đông Holding 6 tháng đầu năm nay đạt 29,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 356% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ :


Genetica trở về “quê nhà”

Nhiều bạn trẻ trong cộng đồng, là thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3, các du học sinh Việt Nam, đã bước đầu thành đạt trong kinh doanh, thành công tại các trung tâm khởi nghiệp lớn của thế giới.

Chia sẻ :


Làn sóng Covid thứ 4 chưa dứt, gần 80 nghìn DN rút khỏi thị trường

Sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19. Nhiều DN thiếu trầm trọng nguồn tiền để trả lương, bảo hiểm, vốn vay, thuê mặt bằng… 

Chia sẻ :


Đón sóng đầu tư công, ngành nào sẽ hưởng lợi?

Đầu tư công được cho là vũ khí để chống lại tình hình suy giảm kinh tế. Nhóm ngành hưởng lợi từ “đầu kéo” này, dự báo sẽ “đón sóng” gồm ngành vật liệu xây dựng, ngành thi công và ngành bất động sản…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *