Nhà đầu tư ngoại rót 900 tỷ USD vào tài sản tài chính Mỹ

Nhà đầu tư ngoại rót 900 tỷ USD vào tài sản tài chính Mỹ

Nhà đầu tư trên khắp toàn cầu đang rót tiền vào các tài sản Mỹ, dấu hiệu cho thấy niềm tin của họ vào nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn vững vàng. Ngoài ra, lượng tiền khổng lồ này cũng giúp cho kinh tế Mỹ có đà phục hồi tốt hơn so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới trong giai đoạn khủng hoảng do đại dịch Covid-19 vừa qua, theo nội dung bài đăng mới đây nhất trên WSJ.

Theo số liệu thống kê của Refinitiv Lipper, nhà đầu tư trên khắp thế giới đã rót khoảng hơn 900 tỷ USD vào các quỹ tương hỗ và ETFs của Mỹ trong nửa đầu năm nay. Đây là mức tiền vào cao kỷ lục tính từ năm 1992 và cao hơn số tiền vào các loại quỹ tương tự trên toàn thế giới trong nửa đầu năm 2021.

Lượng tiền vào lớn như vậy có thể lý giải cho việc tại sao thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm rất mạnh, mức tăng điểm cao hơn hẳn so với thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á. Tính trong năm 2021, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 17% lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm; chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Đức tăng 14%; chỉ số Shanghai Composite tăng 2,2% còn chỉ số Nikkei của thị trường Nhật không có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, xu thế đầu tư của nhà đầu tư vào Mỹ có những thay đổi trong thời gian gần đây. Lượng tiền vào các quỹ của Mỹ giảm xuống còn 51 tỷ USD trong tháng 6/2021, giảm so với con số 168 tỷ USD vào tháng 5/2021 và thấp hơn hẳn so với mức hơn 100 tỷ USD vào tháng 1/2021 và nhiều tháng sau đó. Trong khi đó, tiền đầu tư vào quỹ ngoại tăng lên 93 tỷ USD trong tháng trước, giảm từ mức 84 tỷ USD của tháng 5/2021.

Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, dù các biến chủng Covid-19, các vấn đề lạm phát và thay đổi chính sách sẽ có thể làm chậm đà phục hồi của kinh tế Mỹ, nó cũng sẽ không thể ngăn được kinh tế Mỹ phục hồi ngay cả khi nhiều nền kinh tế khác đang chật vật trong hoạt động triển khai tiêm vắc xin Covid-19 hoặc nhiều làn sóng lây nhiễm khác.

Sau nhiều phiên giao dịch biến động gần đây, trong tuần này, nhà đầu tư sẽ đón nhận thông tin từ hàng loạt doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn trên sàn chứng khoán Mỹ hoặc doanh nghiệp tiêu biểu ngành ví dụ như Apple, McDonald hay Waste Management. Ngoài ra cũng phải kể đến chi tiết từ cuộc họp sắp tới của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ Tư.

Các chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ đã khiến cho tỷ lệ tiết kiệm tăng lên, nhiều người tin rằng Mỹ hiện vẫn là nơi tốt nhất để giữ tiền nếu xét đến mức độ an toàn của cổ phiếu, trái phiếu và nhiều loại tài sản khác.

Nhà đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ rót thêm 200 tỷ USD vào chứng khoán Mỹ trong năm nay, theo tính toán của Goldman Sachs, ngoài con số 712 tỷ USD của năm 2020. Lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5/2021 tăng lên mức cao nhất tính từ tháng 2/2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu căng thẳng trên toàn cầu, theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Mỹ.

Chuyên gia quản lý quỹ kiêm chiến lược gia quản lý tài sản tại Natixis Investment Managers, nhận xét: “Kinh tế Mỹ đang có khởi đầu tốt đẹp sau đại dịch Covid-19. Hiện có quá nhiều sự lạc quan về khả năng thị trường sẽ vẫn tiếp tục tăng điểm”.

Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal dự báo rằng kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng 6,9% trong năm 2021, mức này cao hơn dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dành cho nhóm nước phát triển và mới nổi, trong đó có cả khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật và Anh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Giới đầu tư hoang mang, bất chấp lời xoa dịu từ Fed

(ĐTCK) Phố Wall trái chiều vào thứ Năm (15/7) khi các nhà đầu tư chưa thể trút bỏ hoàn toàn lo lắng về lạm phát

Chia sẻ :


Tài khoản F0 mở mới sụt giảm mạnh trong tháng 7

Số liệu vừa công bố từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho biết số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 7/2021 chỉ đạt 101.078 tài khoản, thấp nhất trong 5 tháng trở lại đây.

Chia sẻ :


Nhìn lại câu chuyện Shark Phú ‘chơi’ chứng khoán: Vì sao ‘với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội’?

Vừa qua, trước câu hỏi của báo chí về thời điểm phù hợp để mua vào, Shark Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh: “Với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội”. Vậy tại sao định giá thị trường chứng khoán lại tăng vọt, trong khi nền kinh tế thực vẫn còn rất mong manh?

Chia sẻ :


Có dòng tiền lớn trực chờ chảy vào chứng khoán

Buổi tọa đàm được thực hiện tại các điểm cầu trực tuyến Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia của các chuyên gia về kinh tế vĩ mô, tài chính – ngân hàng, bất động sản, chứng khoán…, cùng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Chia sẻ :


Ông Lã Giang Trung: “TTCK cơ bản đã tạo đáy trong tháng 7, VN-Index có thể lên tới 1.700 điểm trong năm nay”

Ông Lã Giang Trung cho rằng, cuối năm nay VN-Index có thể đạt 1.600 – 1.700 điểm với điều kiện covid khống chế trong tháng 8-9/2021. Thậm chí, khả năng rất cao VN-Index sẽ ở mức 1.600 điểm trong năm nay.

Chia sẻ :


Giá Bitcoin lao dốc chóng mặt, tuột mốc 24.000 USD

Giá Bitcoin bất ngờ giảm mạnh, tuột khỏi mốc 24.000 USD, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020…

Chia sẻ :


Giải mã hiện tượng ”lạ” trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Dịch bệnh lần 4 đã ảnh hưởng khá nhiều đến nền kinh tế nhưng thị trường chứng khoán vẫn có màn tăng trưởng ấn tượng.

Chia sẻ :


“Dập” mạnh phiên ATC, VnIndex mất 25 điểm

Kịch bản tăng sốc rồi lại giảm sâu một lần nữa lại diễn ra. Nhà đầu tư chưa kịp vui với 2 phiên tăng nóng đã phải sốt ruột nhìn thị trường chìm trong áp lực bán nặng nề.

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *