Quảng Ninh ra ‘tối hậu thư’ giải ngân đầu tư công

Quảng Ninh ra tối hậu thư giải ngân đầu tư công - Ảnh 2.

Bắt “bệnh chậm”

Hơn 3 tháng nay, Quảng Ninh không phát hiện ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Với những nỗ lực không ngừng, địa phương này quyết tâm phấn đấu vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế ở mức tăng trưởng 2 con số. Nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, nguy cơ tồn đọng vốn đầu tư công đang hiện hữu.

Để chỉ ra những yếu điểm làm chậm giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh đã họp khẩn, phân tích những thiếu sót cũng như những vướng mắc thường gặp phải trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Vướng mắc lớn nhất liên quan tới quy định pháp luật đã cản trở dòng vốn đổ vào các dự án đầu tư, bao gồm cả dự án trọng điểm, có quy mô lớn, tác động lan tỏa tới nền kinh tế.

“Quảng Ninh đặt mục tiêu: các dự án đã được giao kế hoạch vốn đầu năm, chậm nhất đến 30/9 phải giải ngân 100%; các dự án công trình trọng điểm, đến ngày 30/9 giải ngân 80% và hoàn thành 100% kế hoạch vốn vào 31/12/2021”.

Ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Cụ thể, việc lập, trình phê duyệt chủ trương đầu tư tất cả các dự án trong kế hoạch trung hạn 5 năm tại thời điểm đầu của 5 năm kế hoạch là rất khó. Đồng thời mức vốn của dự án tại thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ không còn phù hợp khi triển khai thực hiện ở các năm sau, đặc biệt là những năm cuối của kế hoạch.

“Tỉnh Quảng Ninh đề nghị bổ sung khoản mới trong Điều 34 Luật Đầu tư công, quy định rõ các trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư như: thời gian thực hiện, mục tiêu, phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư dự án… Việc bổ sung nội dung này sẽ giúp làm rõ các trường hợp cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư, giúp các đơn vị có nhu cầu điều chỉnh dự án trong quá trình triển khai hạn chế vi phạm quy định của Luật”, ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nói.

Quảng Ninh ra tối hậu thư giải ngân đầu tư công - Ảnh 2.

Công nhân ngày đêm thi công cầu Cửa Lục 1 tại TP Hạ Long

Bên cạnh những vướng mắc về luật, nguyên nhân khiến nguồn vốn giải ngân chậm là do yếu tố chủ quan của các chủ đầu tư, cụ thể như thiếu sự chủ động trong lập, trình phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; chậm làm công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án, điều chỉnh dự án, lựa chọn nhà thầu; nhiều đơn vị tư vấn, nhà thầu yếu về năng lực chuyên môn, dẫn tới các dự án khởi công mới thường chậm so với kế hoạch.

Đáng chú ý, một trong những nguyên nhân chính, cốt lõi được xác định ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là công tác giải phóng mặt bằng. Hầu hết các dự án gặp vướng mắc về vấn đề này, do vậy các nhà thầu không có mặt bằng sạch để thi công, dẫn đến không có khối lượng để thanh quyết toán.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu

Từ thực tế việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch như kỳ vọng cho thấy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về triển khai đầu tư công ở một số cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư chưa thực sự đồng bộ, quyết liệt. Thậm chí ở một số đơn vị, chủ đầu tư còn có tình trạng trên nóng, dưới lạnh và tư tưởng nhanh cũng được, chậm cũng không sao.

Đứng trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, để hướng dẫn, phối hợp, đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư các dự án công trình trọng điểm hoàn thành mục tiêu đến ngày 30/9/2021 giải ngân đạt 80% và đến 31/12/2021 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư công.

Để đạt được tiến độ, mục tiêu về giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các địa phương, các chủ đầu tư sử dụng vốn đầu tư công tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung cụ thể.

Trong đó, đáng chú ý là phân công trách nhiệm từng lãnh đạo cơ quan và địa phương phụ trách trực tiếp lĩnh vực đầu tư, theo dõi tiến độ thực hiện, giải ngân của từng dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; kiên quyết không để chậm những việc thuộc thẩm quyền được giao và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân, xác định rõ đây là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021, là căn cứ để đánh giá cán bộ, bình xét thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu và cán bộ theo dõi phụ trách.

Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết không trì trệ, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư công; điều chuyển, kiểm điểm, xử lý những trường hợp làm chậm, sai phạm theo quy định.

Cùng với đó, lập, duyệt tiến độ thi công chung, tiến độ từng dự án để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện; giám sát chặt chẽ khối lượng, chất lượng hoàn thành các công trình, thanh toán dứt điểm khối lượng hoàn thành, thực hiện nghiêm tiến độ và chất lượng giải ngân, tuyệt đối không để nợ xây dựng cơ bản.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

03 nhóm giải pháp “thúc” giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện 03 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Chia sẻ :


Đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng thi công dự án trọng điểm 2.200 tỷ đồng tại tỉnh Quảng Bình

Để tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án trọng điểm Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 với tổng mức đầu tư là 2.200 tỷ đồng, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị các đơn vị sớm tháo gỡ các thủ tục, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng…

Chia sẻ :


Hà Nội: 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật

Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có tới 350 dự án…

Chia sẻ :


Chuyện khó hiểu ở Quảng Ngãi: Chủ đầu tư nhất quyết trả dự án, rồi lại xin đầu tư

Khoảng 20 chủ đầu tư dự án bất động sản tại Quảng Ngãi đã đề xuất tỉnh thu hồi dự án do chính mình đầu tư, song có chủ đầu tư vừa trả xong, lại xin đầu tư.

Chia sẻ :


Thanh Hóa sẽ thu hồi đất với những dự án cố tình chây ỳ

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã chỉ ra nhiều dự án chậm tiến độ, chưa được thuê đất, đã gia hạn nhiều lần trên địa bàn tỉnh…

Chia sẻ :


9 bộ, ngành đề nghị trả lại hơn 8.000 tỷ đồng vốn vay nước ngoài

Đến 6/10, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài mới đạt 19,03%. Bộ Tài chính tiếp nhận 9 văn bản của bộ, ngành đề nghị trả lại 44% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao…

Chia sẻ :


Trong tháng 9, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ báo cáo, tham mưu ‘gỡ vướng’ cho dự án đầu tư

Sau khi lắng nghe kiến nghị của địa phương và ý kiến từ các bộ, ngành, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ ngay trong tháng 9, trên tinh thần báo cáo các vấn đề đã hướng dẫn, giải đáp rõ cho địa phương, và tham mưu những quyết sách mạnh mẽ hơn để giải quyết các tồn tại.

Chia sẻ :


Quảng Nam: Khảo sát các dự án nhà ở để đánh giá khả năng ngập úng mùa lũ 2021

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai khảo sát các dự án nhà ở, công trình giao thông có san lấp mặt bằng trên địa bàn để đánh giá khả năng ngập úng, đánh dấu mức ngập nước của công trình theo từng đợt lũ lụt trong mùa mưa lũ năm 2021…

Chia sẻ :


Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


Làm thế nào để kiểm soát giá đất?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 04/04, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – ông Lê Công Thành đã nêu lên những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giá đất ở nhiều nơi trên cả nước tăng nhanh cũng như nêu ra một số giải pháp để kiểm soát hiện tượng này.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *