Bị lừa tiền tỷ vì tin lời bạn trai ngoại quốc đầu tư vàng ảo

 

Ngày 22/9, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an quận Bắc Từ Liêm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Trước đó, giữa tháng 9/2021, chị L. (trú tại Hà Nội) trình báo Công an phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng. Theo đơn trình báo, khoảng tháng 8/2021, chị L. có quen một người đàn ông qua mạng xã hội.

Người này giới thiệu mình có quốc tịch Trung Quốc và rủ chị L. đầu tư mua vàng ảo qua một đường link website. Tin tưởng người bạn trai ngoại quốc, chị L. đã nạp hơn 1,2 tỷ đồng, nhưng sau đó không rút tiền ra được.

Chị L. tìm cách liên lạc với bạn trai để hỗ trợ thì người này đã chặn liên lạc. Lúc này chị L. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân đây là thủ đoạn lừa đảo, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh “mắc bẫy của đối tượng xấu”.

Với người lạ trên mạng, người dân không nên cung cấp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP để tránh mắc bẫy các đối tượng.

Nếu các đối tượng gửi đường link lạ và dụ dỗ đăng nhập vào những tài khoản liên quan đến ngân hàng hay mạng xã hội thì phải hết sức lưu ý, vì đó có thể là những website lừa đảo.

Mất hơn 250 triệu vì vay tiền qua ứng dụng

Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 252,5 triệu đồng.

Theo đó, ngày 16/9, Công an phường Thạch Bàn, quận Long Biên tiếp nhận đơn trình báo của anh T. (SN 1992; trú tại Long Biên, Hà Nội) về việc có đăng ký vay tiền online qua ứng dụng với lãi suất 0,5%.

Anh T. được hướng dẫn chuyển tiền trước mới được vay tiền. Sau đó, anh T. đã chuyển 252,5 triệu đồng vào tài khoản của đối tượng nhưng không nhận được khoản vay. Lúc này anh T. mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Theo cơ quan công an, thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, nhiều người dân có nhu cầu vay tiền để phục vụ cuộc sống. Đánh vào tâm lý của khách hàng muốn vay nhanh, thủ tục thuận tiện, các đối tượng đã tạo lập các app vay tiền để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Với những lời mời chào vay vốn thủ tục nhanh gọn, chỉ cần đóng phí chuyển tiền sẽ được vay tiền khoản tiền lớn, rất nhiều người đã “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo.

Trước thủ đoạn lừa đảo trên, công an khuyến cáo người dân cảnh giác trước loại hình vay tiền trên, không cài đặt các app vay tiền online hoặc vay tiền qua mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nếu có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Lừa đảo bán rau Đà Lạt hữu cơ

Một tài khoản mạng xã hội tên Hữu cơ Đà Lạt đã thường xuyên thực hiện hành vi giả bán rau củ hữu cơ để lừa đảo tiền đặt hàng của nhiều người.

Chia sẻ :


Vạch trần 6 chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Nguy cơ mất trắng tiền trong tài khoản nếu click vào link lạ

Các chuyên gia bảo mật cảnh báo người dân phải hết sức cảnh giác trước những đường link lạ vì nếu kích vào rất dễ bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ :


Trở thành ‘con mồi’ vì đăng thông tin ‘lỗi chuyển tiền’ lên mạng xã hội

Theo cơ quan điều tra, một trong những thủ đoạn mới nhất của nhóm tội phạm an ninh mạng là truy tìm “con mồi” trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google) bằng cách tìm từ khóa như: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”.

Chia sẻ :


Gần 2.000 người “sập bẫy” lừa chạy quảng cáo trên mạng xã hội

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, phát hiện ngày 21/10/2020, tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Quá trình điều tra xác định, có khoảng gần 2.000 người trên khắp cả nước bị nhóm của Lương Ngọc Đức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ :


Dùng chiêu ‘vác bao tải tiền đi vay tiền’, hot girl chiếm đoạt hơn 330 tỷ đồng

Sau phiên tòa sơ thẩm, “hot girl” lừa đảo chiếm đoạt hơn 330 tỷ đồng của nhiều bị hại  kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Chiêu trò để Nhàn chiếm đoạt được tiền của các bị hại có một không hai: “Vác bao tải tiền đi vay tiền”.

Chia sẻ :


Lừa đảo tài chính ngân hàng: Làm gì để không thành nạn nhân?

Người tiêu dùng tuyệt đối không truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết lạ.

Chia sẻ :


Công an cảnh báo người dân về những “sàn chứng khoán quốc tế”

Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa đưa ra cảnh báo cho người dân về những “sàn chứng khoán quốc tế”.

Chia sẻ :


Đại gia bất động sản vỡ nợ khi thị trường bất động sản rớt giá thê thảm

Nhìn lại các vụ vỡ nợ vừa qua có thể thấy nhiều đại gia vỡ nợ có điểm chung là vay lãi suất cao để đầu tư bất động sản (BĐS).

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *