Nhà đầu tư ngắn hạn có nguy cơ mất vốn sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Nhà đầu tư ngắn hạn có nguy cơ mất vốn sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với ý định đầu tư ngắn hạn, một nhà đầu tư có nguy cơ không hoàn được vốn.

Nhà đầu tư ngắn hạn có nguy cơ mất vốn sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Ảnh minh họa

Từ đầu tư trái phiếu thành chuyển nhượng cổ phần

Bà L.T.M.N (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phản ánh đến báo Pháp luật Việt Nam trường hợp của mình, bà N lo lắng khi khoản đầu tư của mình có nguy cơ không hoàn được vốn. Theo bà N, tháng 9/2020 bà có khoản tiền nhàn rỗi nên muốn đầu tư ngắn hạn. Có quen biết từ trước với ông Trịnh Công Kỳ – Giám đốc phòng Giao dịch Hồ Gươm của một ngân hàng, ông Kỳ có giới thiệu cho bà N khoản đầu tư trái phiếu với số tiền 3.000.000.000 đồng (3 tỷ đồng), lãi suất 10%/năm trong kỳ hạn 100 ngày. Bà N đồng ý đầu tư khoản tiền trên để mua trái phiếu do ngân hàng phát hành. Tuy nhiên sau đó, ông Kỳ có giới thiệu cho bà N đầu tư khoản tiền trên qua kênh khác.

“Ngày 26/9/2022, ông Kỳ có giới thiệu cho tôi gặp và làm hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc với vợ chồng ông Nguyễn Tiến Hưng. Theo hợp đồng, tôi sẽ chuyển cho ông Hưng số tiền 3 tỷ đồng, sau 100 ngày ông Hưng buộc phải mua lại số cổ phần đã chuyển nhượng và trả lại tôi 3 tỷ đồng cùng khoản tiền lãi là 85 triệu đồng. Khoản tiền đầu tư của tôi được ông Hưng sử dụng vào mục đích huy động vốn thực hiện dự án của Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc. Ông Hưng cam kết chuộc lại số cổ phần trên theo đúng thỏa thuận. Do tin tưởng ông Kỳ và ông Hưng nên tôi đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng.”, bà N cho biết.

Khi hết thời hạn 100 ngày, phía ông Hưng không có bất cứ động thái hay dấu hiệu nào cho thấy sẽ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Trong thời gian dài sau đó, phía ông Hưng vẫn tiếp tục im lặng. Thời gian quá hạn ngày càng kéo dài nhưng bà N vẫn chưa hề nhận được số tiền gốc và lãi như hứa hẹn lúc ban đầu. Sau nhiều nỗ lực liên lạc với phía ông Hưng, bà N vẫn chưa thể nhận được câu trả lời xác đáng.

Cũng theo bà N, đến nay bà vẫn chưa nhận được phản hồi hay phương án giải quyết phù hợp từ phía ông Nguyễn Tiến Hưng và Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc liên quan đến việc xử lý hợp đồng đã ký kết. “Ông Hưng luôn trốn tránh và chỉ trao đổi với tôi thông qua bà Lâm Thị Bình, cũng là một cổ đông của Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc. Tuy nhiên, bà Bình liên tục đưa ra nhiều lý do nhằm trì hoãn việc thanh toán. Đến nay, tôi vẫn chưa nhận lại được số tiền đã đầu tư theo thỏa thuận.”, bà N bức xúc.

“Từ đầu, tôi chỉ có mục đích đầu tư ngắn hạn để hưởng lãi suất. Tin tưởng vào anh Trịnh Công Kỳ, tôi đã đồng ý đầu tư theo hình thức mua trái phiếu của ngân hàng. Tuy nhiên, sau đó cũng từ giới thiệu của ông Kỳ, tôi chuyển qua ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với ông Nguyễn Tiến Hưng. Do tính chất công việc không tiếp xúc nhiều với các hoạt động tài chính nên tôi không phân biệt được giữa hai thuật ngữ trái phiếu và chuyển nhượng cổ phần. Sự thiếu hiểu biết đã vô tình khiến tôi bị ông Nguyễn Tiến Hưng lợi dụng vào một giao dịch không đúng mục đích, bản chất.”, bà N chia sẻ với PV.

Ông Trịnh Công Kỳ khi làm việc với PV cũng xác nhận việc ban đầu mình có giới thiệu cho khách hàng là bà N đầu tư khoản tiền 3 tỷ đồng mua trái phiếu ngân hàng kỳ hạn 100 ngày với lãi suất 10%/năm. Nhưng sau đó qua thông tin từ một người bạn, ông Kỳ có giới thiệu cho bà N chuyển qua đầu tư bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc với ông Nguyễn Tiến Hưng. “Tôi cũng chỉ là người tư vấn xã giao, ở đây trên cơ sở không phải lãnh đạo ngân hàng mà là mối quan hệ cá nhân, tôi và chị N quen nhau một thời gian khá lâu. Trước đó, tôi cũng từng nhiều lần tư vấn, giới thiệu cho chị N những khoản đầu tư khi chị N trao đổi.”, ông Kỳ nói.

Bị biến thành cổ đông “bất đắc dĩ”?

Lo lắng về khoản đầu tư không biết khi nào mới lấy lại được, bà N có tìm hiểu và được biết, từ khoảng năm 2018 đến nay, Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc có tình trạng “sức khỏe” tài chính không ổn định, có nhiều dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là loạt các dự án của công ty đang trong tình trạng dang dở và những khoản nợ xấu của Công ty.

“Tôi đã nhiều lần qua trụ sở Công ty để xác minh và yêu cầu phối hợp làm việc, tuy nhiên, dù trong giờ hành chính nhưng trụ sở Công ty đóng cửa, không treo biển và cũng không có dấu hiệu hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho tôi với mục đích huy động vốn, ông Hưng đang là cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phần trong Công ty, đồng thời là người đại diện theo pháp luật, am hiểu và nắm chi tiết tình hình hoạt động, kinh doanh và tài chính của Công ty. Phải chăng, lợi dụng thời điểm khó khăn, ông Hưng đã có kế hoạch biến tôi thành cổ đông “bất đắc dĩ” của Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc để chiếm dụng số tiền 3 tỷ đồng của tôi?”, bà N đặt nghi vấn.

Cũng theo bà N, kể từ thời điểm thực hiện giao dịch với ông Hưng và trở thành cổ đông của Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc đến nay, bà không hề được cung cấp bất kỳ thông tin nào về hoạt động của công ty này hay các dự án mà công ty đang thực hiện, cũng như không được thông báo và tham gia vào bất kỳ cuộc họp nào của Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc. Mặc dù bà N đã nhiều lần yêu cầu Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc cung cấp thông tin và phối hợp làm việc, các quyền và lợi ích của bà N với tư cách là cổ đông nắm giữ 10% cổ phần công ty vẫn không hề được đảm bảo. “Việc Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc hoạt động “mập mờ”, cả về tình hình kinh doanh, tài chính và quản trị khiến tôi nghi ngờ mình là nạn nhân trong kế hoạch của ông Nguyễn Tiến Hưng.”, bà N nói.

Liên hệ làm việc với ông Nguyễn Tiến Hưng về sự việc bà N phản ánh, ông Hưng có ủy quyền cho bà Lâm Thị Bình (cũng là một cổ đông của Công ty cổ phần Thủy điện Tây Bắc) trao đổi thông tin với PV. Bà Bình cho biết, thời điểm tháng 9/2020, do thiếu vốn để đầu tư dự án nên ông Hưng đại diện đứng ra thay Công ty ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần công ty, bản chất là huy động vốn để làm dự án. “Khi đó, chúng tôi quản lý nguồn tiền khá tốt nên để thời hạn 100 ngày trong hợp đồng, sau đó sẽ mua lại theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công ty gặp khó khăn nên chúng tôi không thực hiện được đúng cam kết với bà N. Chúng tôi đang cố gắng để thực hiện cam kết với bà N sớm nhất.”, bà Bình nói.

Không đồng tình với trả lời của bà Lâm Thị Bình, bà N cho biết, bà Bình nhiều lần hứa hẹn về việc cam kết mua lại cổ phần theo hợp đồng đã ký kết nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. “3 tỷ đồng là số tiền không nhỏ đối với tôi, nhất là trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như vừa qua. Tôi mong muốn quyền lợi của mình được đảm bảo theo đúng hợp đồng đã ký kết. Tôi hi vọng thông qua sự việc của mình, các nhà đầu tư ngắn hạn như tôi nên chọn kênh đầu tư uy tín, an toàn, tránh rơi vào tình trạng “thả gà ra đuổi” như tôi.”, bà N chia sẻ.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tân Hoàng Minh đã nộp 666 tỷ đồng vào Kho bạc, nhà đầu tư vẫn mịt mù ngày nhận tiền

Ngày 6/6, Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tân Hoàng Minh) có thông báo mới nhất cập nhật diễn biến xoay quanh vấn đề trả nợ trái phiếu cho các nhà đầu tư.

Chia sẻ :


Hưng Thịnh Land tiếp tục phát hành 1.800 tỷ trái phiếu, nâng tổng giá trị huy động từ đầu năm lên hơn 8.000 tỷ đồng

Lãi suất được kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, được phát hành thành nhiều đợt trong năm 2021 và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và có thứ tự ưu tiên thanh toán ít nhất ngang bằng với các nghĩa vụ chung khác không được đảm bảo.

Chia sẻ :


Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu huy động gần 10.000 tỷ: Vòng xoáy vay nợ

Thị trường bất động sản đang đối mặt với khó khăn khi nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và trái phiếu với lãi suất cao. Chuyên gia cảnh báo, từ vụ Tân Hoàng Minh, nhà đầu tư gánh chịu hậu quả và rủi ro từ những vòng xoáy do các doanh nghiệp bất động sản kiểu này tạo ra.

Chia sẻ :


MB ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Hưng Thịnh Land

Ngày 18/3/2022 tại Tp.HCM, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB) và Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land đã ký thỏa thuận…

Chia sẻ :


Biệt đội “săn” bất động sản của Thế giới di động

Với hàng ngàn siêu thị của tập đoàn Thế giới di động (MWG) được đặt tại các vị trí rộng rãi, giao thông thuận lợi, dễ nhận diện và tập trung dân cư thì việc chuẩn bị cho các công việc tìm kiếm, phát triển mặt bằng là một khâu hết sức trọng điểm. MWG gọi đội tìm kiếm mặt bằng là “Biệt đội săn bất động sản”.

Chia sẻ :


Bà Trương Mỹ Lan bất ngờ quá hot, vợ chồng Bầu Kiên siêu giàu khó tin

Bà Trương Mỹ Lan, ông Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên, Cô Gia Thọ là những doanh nhân nổi tiếng gốc Hoa tại Việt Nam.

Chia sẻ :


Bí ẩn những lô trái phiếu ngàn tỉ

Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã quyết định hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu của các công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng trị giá 10.300 tỉ đồng do công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành.

Chia sẻ :


ĐƠN PHẢN ÁNH VÀ KIẾN NGHỊ XỬ LÝ Về hành vi lạm dụng quyền hạn và một số sai phạm của ông Đặng Sỹ Hòa – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hưng Yên và Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hưng Yên tại VietinBank Bắc Hưng Yên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————– Hưng Yên, ngày …. tháng 09 năm 2021…

Chia sẻ :


Ai mua sỉ hàng trăm tỷ đồng trái phiếu Tân Hoàng Minh?

Công ty chứng khoán cho biết chỉ thực hiện tư vấn chào bán sơ cấp trái phiếu của các công ty con Tân Hoàng Minh phát hành, còn giao dịch thứ cấp diễn ra giữa nhà đầu tư tổ chức và các cá nhân.

Chia sẻ :


Văn Phú – Invest: Doanh thu 2021 tăng 21% nhờ bàn giao dự án The Terra – An Hưng

Việc bàn giao phần cao tầng của dự án The Terra – An Hưng đã giúp CTCP Đầu tư Văn Phú – INVEST (HOSE: VPI) ghi nhận doanh thu thuần năm 2021 ở mức 2,610.5 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2020.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *