Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Ảnh VGP.

Phó Chủ tịch Ủy ban gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực thông tin và truyền thông (Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Các Ủy viên Ủy ban gồm Bộ trưởng các Bộ: Công an, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

 
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tháng 6/2020, xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.

Cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số còn có nhiệm vụ giúp Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; đôn đốc việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia…

Với quyết định trên Thủ tướng cũng Thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban (Tổ công tác) đặt tại Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng và có Tổ phó gồm Thứ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của các Bộ, cơ quan; lãnh đạo các Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh, xã hội số trong nước và quốc tế. 

Bộ Thông tin và Truyền thông làm nhiệm vụ thường trực của Ủy ban và Tổ công tác; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hai Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách lĩnh vực báo chí, thông tin điện tử

Theo phân công, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn sẽ phụ trách lĩnh vực Báo chí; Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng phụ trách lĩnh vực Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử…

Chia sẻ :


Lần đầu tiên doanh nghiệp công nghệ Việt ký hợp đồng chuyển đổi số tổng thể cho chính phủ Sierra Leone

Trọng tâm của thỏa thuận hợp tác là tư vấn chuyển đổi số tổng thể và toàn diện kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nguồn nhân lực số, góp phần vào mục tiêu giúp Sierra Leone trở thành một quốc gia phát triển ổn định…

Chia sẻ :


Ít nhất 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số

Đến năm 2025, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và tối thiểu 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo, ứng dụng công nghệ…

Chia sẻ :


Thủ tướng Chính phủ: “Thống kê phải nâng tầm để các con số biết nói và thực chất hơn”

“Thống kê không chỉ là liệt kê con số theo một cách cơ học mà phải làm các con số “biết nói”, thực chất hơn và phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh…

Chia sẻ :


Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng nhất để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045…

Chia sẻ :


Từ Chính phủ điện tử đến Chính phủ số: Vẫn còn rất xa mới chạm đích?

Phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số Việt Nam được xác định gắn liền với việc giải quyết các vấn đề lớn của xã hội để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn…

Chia sẻ :


Chuyển đổi số là cơ hội để Hà Nội đẩy nhanh hoàn thành các mục tiêu phát triển

Với Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Hà Nội đang hướng tới mục tiêu trở thành 1 trong 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số vào năm 2025 và trở thành thành phố “Xanh- Thông minh- Hiện đại” vào năm 2030…

Chia sẻ :


VinFast hợp tác với Autobest thúc đẩy xu hướng ô tô điện

Hai bên cam kết đồng hành thúc đẩy xu hướng chuyển đổi từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang ô tô điện thân thiện với môi trường tại thị trường châu Âu…

Chia sẻ :


Thừa Thiên Huế hợp tác với Hàn Quốc phát triển đô thị thông minh

Hai bên sẽ hợp tác xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch tổng thể, phát triển đô thị thông minh và ứng dụng công nghệ đô thị thông minh nhằm đầu tư và thực hiện các nghiên cứu về phát triển đô thị và khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô cũng như các công trình đô thị khác…

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *