Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm

Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm

Sáng 30/7, BizLIVE đã tổ chức toạ đàm trực tuyến “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, đại diện các công ty chứng khoán, ngân hàng, bất động sản…

SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐÃ TỐT HƠN

Ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, người điều phối toạ đàm cho biết, tiến trình phục hồi nền kinh tế đang diễn ra nhưng tốc độ có vẻ chậm lại ở tất cả các chỉ số bao gồm: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tiêu dùng, tổng mức bán lẻ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, câu chuyện gia nhập, rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp. Chúng ta thấy nền kinh tế đang đi xuống theo nghĩa phần tiêu cực, phần không mong muốn đang diễn ra nhiều hơn.

Theo ông Thành, nhiều dự báo cho thấy quá trình phục hồi yếu đi, đầu năm, nhiều tổ chức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ theo kịch bản cơ sở trên 6% nhưng thời điểm hiện tại, đa phần đã hạ dự báo ở mức 5-5,5%. Trong khi kịch bản tiêu cực chỉ trên 4%. “Dù vậy chúng ta vẫn hy vọng vào kịch bản lạc quan sẽ diễn ra”, ông Thành nói.

Ông Thành cho rằng vấn đề đặt ra là cần chống dịch tốt và có cách thức hỗ trợ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, kiểm soát kinh tế vĩ mô phải gắn với chính sách vĩ mô một cách khéo léo, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa giúp thị trường, doanh nghiệp vượt khó.

Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm - Ảnh 1.

Các diễn giả tham gia toạ đàm “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021” do BizLIVE tổ chức sáng 30/7

“Số liệu 7 tháng và riêng tháng 7/2021 đều cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp yếu đi, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp ra nhập và rút đi khỏi thị trường”, ông Thành nói.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, VCCI nhận được nhiều phản ánh của doanh nghiệp đặc biệt khó khăn liên quan đến vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Việc tắc nghẽn lưu thông như tắc mạch máu trong cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất cũng như lưu thông, xuất khẩu hàng hóa,…

Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm - Ảnh 2.

“Doanh nghiệp sản xuất đang lúng túng trong duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ không chỉ phải duy trì sản xuất, cái quan trọng nhất với họ là khách hàng. Một doanh nghiệp ở Bình Dương có khách hàng ở thế giới, tắc nghẽn xuất khẩu thì sẽ dẫn đến mất bạn hàng, khách hàng có thể tìm nơi cung cấp ở các quốc gia khác chứ không chờ đợi doanh nghiệp”, ông Tuấn dẫn chứng.

Ông Võ Trí Thành dẫn số liệu khảo sát của VCCI thực hiện năm ngoái cho thấy 85-87% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, con số này sang năm nay chắc cũng tương đương. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là sức chịu đựng của doanh nghiệp năm nay đã cao hơn.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CÓ LÝ DO ĐỂ PHỤC HỒI

Tại toạ đàm bà Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc điều hành Khối Đầu tư chứng khoán và trái phiếu – VinaCapital cho biết, thị trường chứng khoán là sự phản ánh lại kỳ vọng của nhà đầu tư về nền kinh tế nên thị trường nửa đầu năm đã có nhiều diễn biến rất tốt vì kỳ vọng vào nền kinh tế và chứng khoán trước làn sóng bùng dịch thứ 4 vô cùng tích cực.

Ở thời điểm cuối tháng 4 đầu tháng 5 khi mới bùng dịch thứ 4 chưa có nhiều thay đổi, kỳ vọng khi đó rất tốt. Ngoài ra, họ sử dụng kinh nghiệm từ các đợt bùng dịch trước, thị trường có giảm nhưng chỉ trong ngắn hạn. Còn vào cuối tháng 1/2021, sự sụt giảm của thị trường khoảng 16% trong 10 ngày và sau đó phục hồi nhanh.

Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm - Ảnh 3.

Khi thị trường mới điều chỉnh vì thông tin dịch bệnh, nhà đầu tư phản ứng tích cực bởi họ tin dịch bệnh sẽ không quá lớn. Tuy nhiên sau nhiều tuần, diễn biến dịch bệnh khó lường, còn thị trường đã lập đỉnh trên 1.400 điểm, cộng thêm kỳ vọng nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng, tăng trưởng kinh tế chắc chắn đi xuống.

Đầu năm các công ty chứng khoán, quản lý quỹ đều kỳ vọng tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể lên đến 40% nhưng cho đến giờ những người tham gia vào thị trường kể cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp như chúng tôi cũng phải giảm kỳ vọng.

Ở hiện tại, thị trường đang phân vân, đang cố gắng để cân bằng, một mặt, nửa đầu năm thị trường đi lên, tất cả công ty trong các lĩnh vực đều đi lên, tăng trưởng nhiều nhất vẫn là ngân hàng, chứng khoán, thép, công nghệ. Còn nửa sau của năm, thị trường sẽ phân hóa mạnh hơn, công ty có lợi nhuận của cả năm không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì giá cổ phiếu sẽ có tăng trưởng tốt hơn.

Trong khi đó, những đối tượng bị ảnh hưởng lớn trong thị trường như hàng không hay du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, những công ty lĩnh vực bán hàng, bán lẻ chịu tác động khá nhiều. Thị trường chứng khoán tuy nhiên lại là leading indicator của nền kinh tế. Nhiều người tin kinh tế phục hồi và quý 4, thì thị trường chứng khoán cũng có những lý do để bắt đầu phục hồi lớn hơn.

YẾU TỐ TIỀN RẺ LÀ ĐỘNG LỰC HỖ TRỢ DÒNG TIỀN CHẢY VÀO CHỨNG KHOÁN

Nhìn nhận về thị trường chứng khoán thời gian qua, bà Nguyễn Thị Phương Lam, Giám đốc Phân tích – Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, thống kê của Chứng khoán Rồng Việt cho thấy cổ phiếu của nhiều nhóm ngành có tăng trưởng đã chứng kiến sự tăng giá khá mạnh.

Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thời gian tới phụ thuộc khá nhiều vào dòng tiền. Yếu tố tiền rẻ như hiện tại sẽ là động lực hỗ trợ dòng tiền chảy vào chứng khoán. Lãi suất ngân hàng thấp sẽ kích thích dòng tiền đổ vào các kênh sinh lời cao hơn. Với tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán như hiện tại, dòng tiền sẽ đổ vào đầu tư như một kênh sinh lời khả dĩ.

Tổng số tài khoản mở mới 6 tháng đầu năm đến nay lên tới gần 620.000 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020, năm thị trường đã lập kỷ lục lịch sử về số tài khoản cá nhân mới.

Tổng tiền đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng đã cân hết được lượng tiền rút ra của khối ngoại. Do đó, sự phát triển dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư trong nước và nội lực trong nước nhiều hơn.

Tóm lược về thị trường chứng khoán những tháng sắp tới, TS. Võ Trí Thành cho rằng, có hai đểm quan trọng cần chú ý. Thứ nhất là khả năng chống dịch của Việt Nam và thứ hai là tình hình kinh tế vĩ mô vì trong một năm qua thị trường chứng khoán có vẻ thuận chiều hơn với những biến động của kinh tế vĩ mô chứ không thay đổi liên tục như những năm trước.

BẤT ĐỘNG SẢN CHỜ ĐÓN “SÓNG” CUỐI NĂM

Ông Võ Trí Thành cho biết, xuyên suốt cuộc khủng hoảng Covid-19 trong năm 2020 đến nay, một thực tế là giá bất động sản tăng lên, đi cùng với các cơn sốt và đặt câu hỏi với đại diện doanh nghiệp tại toạ đàm nhận định xu hướng sắp tới.

Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm - Ảnh 4.

Ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, người điều phối toạ đàm “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021”

Ông Nguyễn Xuân Lộc, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ MSH cho biết, 6 tháng đầu 2021 có nhiều biến động, thị trường bất động sản có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, hai tuần trở lại đây khi có Chỉ thị 16 thì lượng giao dịch bị ảnh hưởng một chút.

“Từ giờ tới cuối năm, việc phòng chống dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giao dịch thị trường vì với ngành bất động sản, việc giao dịch online rất khó, khi khách hàng muốn đến thăm dự án và làm các thủ tục… Trong thời gian giãn cách này, khách hàng sẽ tìm hiểu thông tin, chờ dịch bệnh kết thúc”, ông Lộc nói.

Cũng theo ông Lộc, nếu tháng 8 có thể kiểm soát được dịch bệnh thì cuối năm thị trường sẽ giao dịch tốt, nhiều chủ đầu tư đang chờ tung hàng ra, thị trường bất động sản cuối năm có thể có đợt sóng mới.

Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm - Ảnh 5.

Mảng bất động sản công nghiệp, ông Lộc cho biết, MSH Group đang làm đô thị đi liền với các khu công nghiệp. Trong thời gian trước, lĩnh vực này được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch công nghiệp sang Việt Nam nhưng thời gian gần đây đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến cho sự phát triển của khu đô thị gắn liền với khu công nghiệp ngưng trệ, lượng giao dịch sụt giảm, có địa phương giảm tới 40%.

Theo MSG Goup, một trong những phân khúc tiềm năng mà hiện đang gặp nhiều khó khăn chính là bất động sản khu công nghiệp rất mong Nhà nước hỗ trợ để các khu công nghiệp khống chế được dịch Covid-19. Chỉ khi các khu công nghiệp phát triển thì đô thị đi liền mới phát triển.

MSH Group đã thành lập được hơn 6 năm. Trước đây chuyên về phân khúc nghỉ dưỡng, và hiện đã mở rộng quy mô sang cả phát triển bất động sản khu công nghiệp, căn hộ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho biết, dịch bệnh nhiều khả năng vẫn sẽ kéo dài, và nhiều khả năng đến quý 4 doanh nghiệp mới được hoạt động trở lại. Thị trường bất động sản theo đó sẽ có cơ hội phục hồi.

“Trong ngành bất động sản có một số nhóm doanh nghiệp lớn bao gồm các doanh nghiệp chủ đầu tư, là các doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư lớn, có các nguồn vay đảm bảo triển khai các hoạt động đầu tư dài hạn. Khi dịch bệnh tới sẽ tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp này. Nhóm 2 là các doanh nghiệp môi giới, chiếm 60-70%, là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động dựa trên sản phẩm của chủ đầu tư, họ có thể gồng được một thời gian ngắn nhưng dài hạn là khó khăn.

Do đó, hiện các doanh nghiệp đang rất cần sự trợ lực từ phía các cơ quan Chính phủ, việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cấp thiết”, bà Hương nói.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý

DNVN – Từ kinh nghiệm tiếp xúc với doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, trong những đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh và chi phí tuân thủ, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy tính hình thức, “làm cho có”, rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý.

Chia sẻ :


Có dòng tiền lớn trực chờ chảy vào chứng khoán

Buổi tọa đàm được thực hiện tại các điểm cầu trực tuyến Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia của các chuyên gia về kinh tế vĩ mô, tài chính – ngân hàng, bất động sản, chứng khoán…, cùng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp tê liệt vì dịch

Việc sản xuất bị đình trệ khi áp dụng giãn cách tại nhiều địa phương đã khiến doanh nghiệp lúng túng trong khôi phục sản xuất; mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài…

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4 có sóng gió?

Các chuyên gia nhận định thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý 1/2022 và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần thay thế cho những mối bận tâm hiện hữu trên thị trường về xung đột Nga – Ukraine, việc Fed nâng lãi suất, cơ quan chức năng bắt nhiều lãnh đạo doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *