Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Chiến lược định giá là một nghệ thuật đòi hỏi những người đứng đầu doanh nghiệp cần phải thử nghiệm, trải nghiệm hiệu quả nhiều lần và kết hợp với định hướng phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, có 8 chiến lược giá phổ biến mà bạn có thể học hỏi để định giá sản phẩm của mình.

Bài viết này được chia sẻ bởi anh Nguyễn Quang Hiệp, Giải Vàng tại Vietnam Young Lions 2016, hiện là Brand Manager tại Tập đoàn Wilmar Calofic (sở hữu các thương hiệu Neptune, Meizan, Cái Lân) và có 6 năm kinh nghiệm làm marketing tại Unilever, Masan Consumer.

1. Chiến lược định giá hớt váng – Skim/Cream Pricing

Đây là chiến lược giá rất đặc thù ở một số thị trường mà các sản phẩm mang tính thể hiện cao về lifestyle, có khả năng tạo ra trào lưu, xu hướng sống mới, nhưng có vòng đời ngắn và dễ bị thay thế bởi sản phẩm mới một cách nhanh chóng.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Theo chiến lược này, doanh nghiệp định giá cao ngay từ đầu nhắm thực hiện mục tiêu thu lợi nhuận, sau một thời gian thì giảm giá xuống. Chính sách này hướng tới khu vực thị trường khách hàng tiềm năng có thu nhập cao và phản ứng nhạy khi thị trường tung ra sản phẩm mới.

2. Chiến lược định giá cao cấp – Prestige Pricing

Chiến lược này dành chỉ dành cho các sản phẩm hay thương hiệu cao cấp, đánh mạnh vào lifestyle, thích thể hiện cái tôi thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ này.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Không giống như giá hớt váng, Prestige Pricing không giảm giá theo thời gian vì chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, nhóm vào một phân khúc nhỏ trên thị trường nhưng lợi nhuận đủ lớn để nuôi cả một business.

3. Định giá theo chiến lược hủy diệt bằng giá – Predatory Pricing

Là cách đẩy giá xuống tới mức không thể có lãi trong một thời kỳ để nhằm làm suy yếu hoặc loại trừ các đối thủ cạnh tranh, nhằm tạo ra một cuộc chiến tranh tạo ưu thế về giá.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Ở những thị trường nhạy cảm về giá cao (như hàng tiêu dùng nhanh chẳng hạn) thì việc giảm giá luôn tạo hiệu ứng kích cầu trong ngắn hạn, vì thế nhiều công ty sử dụng chiến lược giảm giá để tạo rào cản về giá khiến cho đối thủ không thể gia nhập thị trường được.

Để làm được việc này, dĩ nhiên cần phải có sự hậu thuẫn lớn về tài chính của tập đoàn.

4. Định giá theo mức giá hiện hành – Going-rate Pricing

Phương pháp định giá theo mức giá hiện hành (Going-rate Pricing), doanh nghiệp căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh, rồi điều chỉnh giá thấp hơn đối thủ nếu muốn tạo ưu thế về giá, hay định giá cao hơn nếu tự tin là thương hiệu đủ lớn, chất lượng tốt hơn hay đủ khả năng đẩy hàng tốt.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Ở những thị trường hàng hóa ít sự khác biệt lớn về chức năng như phân bón, thép, thức ăn gia súc hoặc ít có sự khác biệt về thương hiệu, thì Going-rate Pricing luôn cần phải cân nhắc.

5. Định giá phân biệt – Discrimination Pricing

Theo hình thức 1 sản phẩm hay 1 dịch vụ nhưng có nhiều khung giá khác nhau. Các doanh nghiệp thường thay đổi giá căn bản cho phù hợp với những điểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm và địa điểm.

Doanh nghiệp thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá, mà những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Ví dụ như Taxi Grab, Uber có những mức giá khác nhau tuỳ theo thời gian thấp điểm hay cao điểm; rạp chiếu phim có những khung giá khác nhau cho đối tượng khán giả khác nhau; viện bảo tàng có giá vé ưu đãi cho người địa phương hơn người nước ngoài…

6. Định giá lỗ để kéo khách – Loss Leader Pricing

Là phương pháp định giá trong một khoảng thời gian ngắn, chấp nhận lỗ hoặc một vài sản phẩm chấp nhận định giá bán thấp hơn giá vốn để kéo khách hàng hoặc xây dựng mạng lưới khách hàng. Đây là một chiến lược phổ biến trong một portfolio, bán combo đa sản phẩm.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Ví dụ như Nintendo bán máy chơi game Play Station với giá rẻ nhưng bán giá CD game cao, và khách hàng không có sự lựa chọn nào, lỡ mua máy game thì phải mua luôn CD game cùng hãng mới chơi được.

Các chuỗi thức ăn nhanh Lotteria, KFC cũng chiêu dụ khách hàng bằng những món kem ngon, vị béo ngậy được bán với giá rất rẻ, để họ có động lực ghé cửa hàng. Và dĩ nhiên khi đã bỏ công tới thì ít ai chỉ gọi mỗi món kem thôi phải không nào?

7. Chiến lược định giá khi xâm nhập ngành hàng – Penetration Pricing

Chiến lược phù hợp khi mới tham gia vào thị trường, đặc biệt thị trường có mức nhạy cảm về giá cao, sản phẩm được định giá thấp hơn hẳn so với đối thủ chính với kỳ vọng khách hàng sẽ chuyển qua dùng thử vì vấn đề giá cả.

Dĩ nhiên, để có thể cạnh tranh với giá thấp thì một là có lợi thế về chi phí (tức là chi phí thấp), hai là khả năng tài chính đủ mạnh để chịu lỗ.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn.

Định giá thâm nhập làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận.

8. Chiến lược cuối cùng là định giá kẹp thịt – Sandwich Pricing

Kẹp thịt đối thủ ở giữa bánh mì sandwich, là định giá cho 2 sản phẩm hay 2 thương hiệu ở phân khúc giá trên và dưới đối thủ, kẹp chặt đối thủ ở giữa, với kỳ vọng là cách định giá này, 2 sản phẩm sẽ “xé xác” đối thủ ở phần trên và dưới.

Top 8 chiến lược định giá sản phẩm phổ biến nhất mọi thời đại

Nguồn: Sapo

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

[Quy tắc đầu tư vàng]: Kinh nghiệm cho nhà đầu tư chứng khoán rút ra sau 2 năm sống trong đại dịch COVID-19

Nhà đầu tư nên hạn chế việc quá phụ thuộc vào điểm số của thị trường mà nên dành thời gian quan tâm nhiều hơn tới giá trị nội tại của doanh nghiệp và tập trung vào các cơ hội mà mình thật sự có niềm tin cũng như hiểu rõ doanh nghiệp…

Chia sẻ :


ᴠᴄᴏɴᴛᴇɴᴛ: Hạt Nhân Đột Phá Của Excedo

ᴠᴄᴏɴᴛᴇɴᴛ: sứᴄ ᴍạɴʜ ᴄủᴀ ᴛʀí ᴛᴜệ ɴʜâɴ ᴛạᴏ ᴛʀᴏɴɢ ǫᴜảɴ ᴛʀị ᴅᴏᴀɴʜ ɴɢʜɪệᴘ ✨Với sự bùng nổ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI)…

Chia sẻ :


Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 có gì mới?

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 – 2030.

Chia sẻ :


VinFast hợp tác với Autobest thúc đẩy xu hướng ô tô điện

Hai bên cam kết đồng hành thúc đẩy xu hướng chuyển đổi từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang ô tô điện thân thiện với môi trường tại thị trường châu Âu…

Chia sẻ :


Giải thích trò lừa đảo của bán hàng đa cấp biến tướng

Cảnh giác về những nguy hiểm và hoạt động của MLM là đặc biệt quan trọng, bởi vì chúng là những mô hình kim tự…

Chia sẻ :


Bật mí 3 chiến lược giúp thương hiệu trở lên vượt trội so với đối thủ cạnh tranh

Chúng ta đều biết rằng để xây dựng một thương hiệu thành công, chúng ta phải nổi bật để mọi người sẽ chọn chúng ta thay vì các đối thủ cạnh tranh. Nhưng thật không may, hầu hết các doanh nghiệp đều tiếp cận nhiệm vụ quan trọng này một cách sai lầm.

Chia sẻ :


Đồng USD mạnh nhất 20 năm khiến doanh nghiệp Mỹ mất hàng chục tỷ USD lợi nhuận

Đà tăng của tỷ giá đồng USD lên mức cao nhất kể từ năm 2002 có thể cuốn phăng hàng chục tỷ USD lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ trong năm nay – theo tờ Financial Times…

Chia sẻ :


Doanh nhân Thái Hương – Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữa!

  Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương – Nhà Sáng lập, Chủ…

Chia sẻ :


Bật mí 4 cách cải thiện kỹ năng tư duy chiến lược giúp “trăm trận trăm thắng”

Nếu bạn đã từng nhận được thông tin phản hồi rằng bạn cần phải có chiến lược hơn, thì hẳn bạn đã biết bạn sẽ cảm thấy bực bội đến như thế nào. Đâu là những bước đường cụ thể bạn có thể thực hiện để trở nên chiến lược hơn trong vai trò hiện tại của mình để từ đó có thể ‘bước xa hơn’ trên con đường sự nghiệp của mình ? Cùng Tạp chí Doanh nhân tìm hiểu nhé ! 

Chia sẻ :


FPT đầu tư vào Intertec, tham vọng lớn tại thị trường toàn cầu

Intertec International là thương vụ đầu tư mới nhất được FPT tiến hành và vẫn bám sát theo con đường tập trung chuyển đổi số, hướng đến vị trí Top 50 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công nghệ và chuyển đổi số toàn cầu…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *