Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 có gì mới?

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 – 2030.

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược là nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn ĐTNN cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 – 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 – 2030, bao gồm Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; và Châu Mỹ: Hoa Kỳ.

Tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam.

Đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Chiến lược đề ra 9 giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài gồm:

1- Triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành.

2- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3- Phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4- Đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút ĐTNN.

5- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan toả.

6- Phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác ĐTNN.

7- Nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

8- Hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư.

9- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN.

Trong đó, phát triển khu vực doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ thực lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ tối đa doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa để liên doanh, liên kết với khu vực ĐTNN, tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, dịch vụ hiện đại, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính.

Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp ĐTNN trong những ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, tiến tới sở hữu và làm chủ công nghệ.

Định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp ĐTNN, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Lần đầu tiên doanh nghiệp công nghệ Việt ký hợp đồng chuyển đổi số tổng thể cho chính phủ Sierra Leone

Trọng tâm của thỏa thuận hợp tác là tư vấn chuyển đổi số tổng thể và toàn diện kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nguồn nhân lực số, góp phần vào mục tiêu giúp Sierra Leone trở thành một quốc gia phát triển ổn định…

Chia sẻ :


Ít nhất 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số

Đến năm 2025, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và tối thiểu 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo, ứng dụng công nghệ…

Chia sẻ :


Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Ngày 24/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban…

Chia sẻ :


Việt Nam sẽ thành Digital Hub khu vực vào năm 2030?

Nếu xét về các điều kiện cần, Việt Nam có một số lợi thế chiến lược phù hợp về mặt không gian lãnh thổ địa lý để trở thành Digital Hub khu vực. Hiện nay tại Việt Nam chưa hình thành Digital Hub…

Chia sẻ :


Chiến lược phát triển nền kinh tế số Việt Nam

Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng nhất để đưa Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045…

Chia sẻ :


Thủ tướng kêu gọi thúc đẩy hợp tác về công nghệ số và kinh tế số trên toàn cầu

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đóng góp và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội…

Chia sẻ :


Năm 2022, sẽ thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên toàn quốc

Trong năm 2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chiến dịch thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nợ đọng…

Chia sẻ :


Công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Nếu được tận dụng tối đa, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020…

Chia sẻ :


Lộ diện đối thủ của VinFast trong mảng xe điện ở Đông Nam Á: Do tập đoàn dầu khí của Chính phủ Thái Lan hậu thuẫn, vừa ký liên doanh với Foxconn

PTT thuộc ở hữu của Nhà nước Thái Lan sẽ cùng với nhà sản xuất Đài Loan sản xuất xe điện và các linh kiện liên quan sớm nhất vào năm 2023.

Chia sẻ :


Phát triển năng lượng xanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, tỷ lệ điện năng mặt trời chiếm khoảng 5,4-5,9% vào năm 2030, năm 2045 tăng lên đạt tỷ lệ 8,4% trong tổng công suất các nguồn điện. Đối với điện gió trên bờ và gần bờ, năm 2030, tỷ lệ chiếm khoảng 6,5% trong tổng công suất các nguồn điện…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *