UOB: Kinh tế quý 1/2022 ổn định, tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt 6,5%

UOB: Kinh tế quý 1/2022 ổn định, tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt 6,5%

Với đà tăng trưởng GDP quý 1/2022 và những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt trong 3 quý còn lại, Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2022 của Việt Nam sẽ ở mức 6,5%, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra…

UOB: Kinh tế quý 1/2022 ổn định, tăng trưởng GDP cả năm dự báo đạt 6,5%

Tăng trưởng GDP được hỗ trợ nhờ vào kết quả hoạt động tốt từ lĩnh vực sản xuất và sự phục hồi của lĩnh vực dịch vụ.

Báo cáo Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 1/2022 được UOB phát hành ngày 6/4 cho thấy, triển vọng tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ những diễn biến xung quanh căng thẳng Nga – Ukraine và đà tăng giá của các mặt hàng năng lượng.

“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam ở mức 6,5% nhờ sự phục hồi ổn định”, UOB cho biết.

Theo báo cáo, GDP thực tế của Việt Nam trong quý 1/2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này được hỗ trợ nhờ vào kết quả hoạt động tốt từ lĩnh vực sản xuất, trong khi lĩnh vực dịch vụ dần phục hồi khi Chính phủ nới lỏng các hạn chế phòng dịch Covid-19.

“Dẫu vậy, mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi là 5,8% và dự báo của Bloomberg là 5,5%”, báo cáo nhận định.

Trong số các động lực chính trong quý 1/2022, lĩnh vực sản xuất tiếp tục dẫn đầu, với mức tăng 7,8% so với mức tăng 8,9% trong cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, dịch vụ nói chung tăng 4,58%, cải thiện so với 3,62% trong quý 1/2021; tuy nhiên, hiệu suất hoạt động không đồng đều giữa các nhóm ngành.

Đáng chú ý là nhóm ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú phụ thuộc vào du lịch chỉ giảm 1,79% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cải thiện đáng kể so với mức giảm 5,48% trong quý 1/2021 và mức giảm 20,81% khi đại dịch Covid-19 ở mức khó khăn nhất trong nửa cuối năm 2021. Các phân ngành dịch vụ khác hoạt động tương đối tốt, đặc biệt là dịch vụ liên quan đến y tế (13,22%), tài chính (9,75%) và vận tải & lưu kho (7,06%).

Lĩnh vực ngoại thương tiếp tục hoạt động tốt. So với mức tăng trưởng cao trong năm 2021, xuất khẩu tiếp tục tăng 14,8% trong tháng 3/2022 so với cùng kỳ năm lên 34,06 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 14,6% lên 32,67 tỷ USD, xuất siêu 1,39 tỷ USD. Tính chung trong quý 1/2022, xuất khẩu tăng 12,9% so với cùng kỳ lên 88,58 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 15,9% lên 87,77 tỷ USD, tạo ra thặng dư thương mại 809 triệu USD trong quý 1/2022.

Trong quý này, ngành sản xuất điện thoại di động và các linh kiện vẫn đóng góp lớn nhất với giá trị xuất khẩu đạt 14,2 tỷ USD (giảm 1,2% so với cùng kỳ), tiếp theo là linh kiện điện tử (12,9 tỷ USD; tăng 8,1% so với cùng kỳ), máy móc (9,6 tỷ USD; tăng 5,6%), dệt may (9,1 tỷ USD; tăng 25,9%) và giày dép (5,2 tỷ USD; tăng 9,2%).

Dù vậy, UOB cho rằng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi. Trong quý 1/2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà các nhà đầu tư giải ngân là 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, dòng vốn FDI cam kết lại giảm 12% so với cùng kỳ xuống 8,9 tỷ USD. Điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn những lo ngại về triển vọng của nền kinh tế thế giới nhất là kể từ sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022.

Đáng chú ý, giá tiêu dùng tăng 2,41% trong tháng 3/2022, cao hơn so với mức tăng 1,42% trong tháng 2/2022 do chi phí vận tải tăng tới 17,2%. Và theo UOB, chi phí nhiên liệu trong nước tăng nhanh là do giá dầu thô toàn cầu tăng trước xung đột quân sự Nga – Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga.

“Đà tăng này sẽ tiếp tục tạo áp lực lên lạm phát trong những tháng tới”, báo cáo nhấn mạnh.

Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng 15,8 tỷ USD sản phẩm năng lượng (bao gồm than, dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt), chiếm khoảng 4,8% trong tổng giá trị nhập khẩu 331,2 tỷ USD trong năm. Từ đầu năm đến tháng 2 năm 2022, giá trị nhập khẩu năng lượng đã tăng lên 2,19 tỷ USD, tương đương 5,2% giá trị nhập khẩu 42,14 tỷ USD, cao hơn mức bình quân 4,8% của giai đoạn 2020-2021.

“Với sự khởi sắc trong các hoạt động kinh doanh, nhu cầu đối với các sản phẩm năng lượng sẽ tăng song song với việc tăng giá toàn cầu, các cân đối bên ngoài cũng như áp lực lạm phát sẽ bị ảnh hưởng bất lợi, do đó có thể làm giảm nhu cầu tổng thể trong thời gian tới”, UOB nhận định.

Với diễn biến như trên, UOB tin rằng tăng trưởng cả năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 6,5%, phù hợp với mục tiêu 6-6,5% của Chính phủ.

Cùng với áp lực lạm phát đang gia tăng, UOB cho rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có khả năng vẫn giữ chính sách lãi suất phù hợp để hỗ trợ cho các nỗ lực phục hồi, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn do xung đột giữa Nga-Ukraine. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn dự kiến ở mức 4,0% và lãi suất tái chiết khấu là 2,5%.

Ngoài ra, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất trong tháng 3/2022, tỷ giá USD/VND đang dần phục hồi từ mức thấp nhất vào cuối tháng 1/2022 khoảng 22.630 VND/USD.

Tâm lý trên thị trường ngoại hối tại Châu Á, bao gồm cả VND, tiếp tục bị ảnh hưởng từ hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine. Rủi ro trên dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên trong thời gian gần đây do kỳ vọng tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Với việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất tại mỗi cuộc họp trong số sáu cuộc họp FOMC còn lại cho năm 2022, lãi suất cơ bản của USD có thể lên khoảng 1,75%-2,00% vào cuối năm 2022.

“Do đó, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng đối với VND và dự báo VND sẽ giảm giá nhẹ cùng với các đồng tiền khác tại châu Á, so với USD. Chúng tôi tiếp tục dự báo tỷ giá USD/VND đạt mức 23.000 trong quý 2/2022, 23.100 trong quý 3/2022, 23.200 trong quý 4/2022 và 23.300 trong quý 1/2023”, UOB dự báo.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

GDP năm 2022 tăng cao nhất 12 năm

Nền kinh tế phục hồi sau Covid giúp GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022. Công bố số liệu…

Chia sẻ :


Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế – xã hội quí II còn đối mặt nhiều thách thức

DNVN – Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang quý II, tình hình kinh tế – xã hội còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Chia sẻ :


Chứng khoán tháng 4: Hướng về vùng 1.550 – 1.570 điểm

Rủi ro địa chính trị giảm dần, cùng với tác động từ việc tăng lãi suất của Fed được nhìn nhận sẽ không ảnh hưởng mạnh đến TTCK. Chỉ số VN-Index được dự báo sẽ hướng về mức 1.550 – 1.570 điểm trong tháng 4/2022.

Chia sẻ :


HSBC dự báo lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022

Các chuyên gia phân tích của HSBC dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 trong bối cảnh nhận định rủi ro lạm phát gia tăng.

Chia sẻ :


Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng tốc từ quý II/2022

Việt Nam được đánh giá là có nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và giới phân tích kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc từ quý II/2022.

Chia sẻ :


VNDirect: Điều chỉnh kỹ thuật là cơ hội để tăng tỷ trọng cổ phiếu

Theo Báo cáo chiến lược tháng 4, Chứng khoán VNDirect nhận định vùng 1,480-1,500 điểm sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số giảm về vùng hỗ trợ. Các chuyên gia ưu thích các cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ, dệt may, xây dựng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và ngân hàng do định giá hợp lý và triển vọng kinh doanh khả quan trong năm 2022.

Chia sẻ :


Xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, cà phê Việt chinh phục nhiều thị trường lớn

DNVN – Nguồn tin từ Tổng cục Hải quan, với việc chinh phục được nhiều thị trường lớn, những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê đã đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, dù lượng xuất khẩu chỉ trên 452.163 tấn.

Chia sẻ :


Đất nền đang nóng nhất ở khu vực này

Đất nền là loại hình bất động sản “nóng” nhất trong hơn 2 năm dịch Covid-19 và cũng là phân khúc phục hồi nhanh nhất sau mỗi đợt Covid-19 bùng phát.

Chia sẻ :


Kinh tế 3 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Sau nhiều năm chống chịu với đại dịch, ngay quý đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, khởi sắc ở hầu hết lĩnh vực, tạo sức bật cho những tháng còn lại. Số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới cao kỷ lục, nhu cầu vốn “tăng tốc”. Đáng chú ý, việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, sai phạm trong phát hành trái phiếu… cũng đem lại lợi ích lâu dài cho thị trường.

Chia sẻ :


PMI tháng 3 giảm xuống 51,7 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh nhất trong gần 11 năm

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 54,3 điểm của tháng 2 xuống còn 51,7 điểm trong tháng 3. Mặc dù nhìn chung các điều kiện kinh doanh đang tốt lên, mức độ cải thiện kỳ này là ít đáng kể nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài sáu tháng gần đây…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *