Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số, giá trị thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD trong 5 năm tới

Dự báo mức tăng trưởng giá trị hàng hóa thương mại điện tử các nước khu vực Đông Nam và Việt Nam

Từ khảo sát khoảng 16.700 người tiêu dùng kỹ thuật số và nhân sự cấp C tại 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 3.579 người đến từ Việt Nam, Facebook và Bain & Company vừa hợp tác đưa ra báo cáo nghiên cứu “SYNC Đông Nam Á”. Hai nhà quan sát thị trường đã gợi mở nhiều góc nhìn về công cuộc chuyển đổi số đang bùng nổ ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam, qua những điểm nhấn nổi bật về xu hướng hành vi người dùng tại các thị trường và triển vọng tiêu dùng sau đại dịch.

TỔNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ƯỚC ĐẠT 56 TỶ USD VÀO NĂM 2026

Nằm trên một địa bàn sôi động của thế giới, nơi hiện được xem như là quê hương của chuyển đổi kỹ thuật số, Việt Nam đang ở tuyến đầu thúc đẩy sự thay đổi và nắm bắt những cơ hội để phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng số hóa trong một tương lai hậu đại dịch.   

Từ những kết quả khảo sát, báo cáo đã nhận định, Đông Nam Á dẫn đầu chuyển đổi số ở châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam được dự đoán có tốc độ tăng trưởng bứt phá trong khu vực. Theo đó, từ khi bắt đầu đại dịch, khoảng 70 triệu người Đông Nam Á trên 15 tuổi đã trở thành người tiêu dùng số. Ước tính đến hết năm 2021, số lượng người tiêu dùng số của khu vực sẽ đạt con số 350 triệu.

Riêng tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng đều được tiếp cận kỹ thuật số. Dự kiến Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021.

 
Tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng đều được tiếp cận kỹ thuật số. Dự kiến Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021.

Tốc độ tăng trưởng người tiêu dùng số song hành với mức tăng chi tiêu số nhanh chóng trên địa bàn lên tới 80%/năm. Dự kiến tổng giá trị mua sắm trực tuyến sẽ tăng gấp đôi tính đến năm 2026. Trong đó, Việt Nam được kỳ vọng là thị trường có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021.

Số danh mục hàng hóa mà người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến đã tăng 50%, số gian hàng online được mua cũng tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020.

Do đại dịch Covid, đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong cách người tiêu dùng Việt mua sắm. Các kênh trực tuyến đóng vai trò ngày càng lớn trong từng chặng của hành trình mua sắm như: khám phá, đánh giá và mua hàng, thể hiện qua tỷ lệ sử dụng kênh trực tuyến tương ứng trong từng chặng lên tới 81%, 84% và 56%, cao hơn hẳn tỷ lệ sử dụng các kênh trực tiếp.

Dự báo mức tăng trưởng giá trị hàng hóa thương mại điện tử các nước khu vực Đông Nam và Việt Nam
Dự báo mức tăng trưởng giá trị hàng hóa thương mại điện tử các nước khu vực Đông Nam và Việt Nam

Số nền tảng trực tuyến mà người tiêu dùng trực tuyến ở Đông Nam Á ghé thăm và thực hiện mua sắm đã tăng từ con số trung bình 5,2 trong năm ngoái lên tới 7,9 trong năm nay. Tại Việt Nam, 49% người tiêu dùng đã chuyển đổi lựa chọn trang thương mại điện tử trong vòng 3 tháng qua, dựa trên các cân nhắc về ưu đãi giá (45%), chất lượng sản phẩm (34%) và mức độ sẵn có của hàng hóa (33%).

Đặc biệt, lần đầu tiên việc thanh toán sử dụng tiền mặt đã có sự sụt giảm đáng kể từ 60% trong 2020 xuống còn 42% năm 2021. Sức hút mạnh mẽ từ các hình thức hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh qua mức tăng sử dụng ví điện tử lên đến 82% và tăng chuyển khoản ngân hàng lên tới 18%. Tính an toàn, riêng tư và mức phí dịch vụ là 3 mối quan tâm chính của người tiêu dùng Việt Nam khi cân nhắc các loại hình thanh toán này.

NẮM BẮT NHỮNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG SỐ HẬU COVID

Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2021, 5 hoạt động trên không gian trực tuyến được người tiêu dùng Việt dành nhiều thời gian nhất chính là mạng xã hội, nhắn tin, xem video, thương mại điện tử và gửi email.   

Người tiêu dùng tại Việt Nam duy trì tới 72% thời gian cho các hoạt động thường xuyên tại nhà thay vì ra ngoài. Việc ăn uống và mua sắm online tại nhà sẽ tiếp tục được duy trì đều đặn, chiếm tương ứng 84% và 78% thời gian của người tiêu dùng.

 
Đã đến lúc các thương hiệu cần tận dụng những cơ hội từ sự chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng trong khu vực.

Theo các chuyên gia, mặc cho dịch bệnh, làn sóng đầu tư cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ ở Đông Nam Á, nơi mà một hệ sinh thái chín muồi đáp ứng tốt những đột phá kỹ thuật số đã giúp thu hút 88% dòng vốn đổ vào lĩnh vực internet và công nghệ riêng trong Quý 1/2021. Người tiêu dùng tại khu vực cũng cho thấy sự hào hứng với các dịch vụ kỹ thuật số, 38% cho biết họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ số hóa hậu Covid.  

Ông Praneeth Yendamuri, cộng sự tại Bain & Company đưa ra nhận định, Đông Nam Á có thể sẽ “qua mặt” Trung Quốc, trở thành nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử tăng gần 80% hàng năm và con số này ước tính sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới. Đã đến lúc các thương hiệu tận dụng cơ hội từ sự chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng trong khu vực”, chuyên gia này nói.

Nhằm giúp các thương hiệu và nền tảng chuẩn bị tốt hơn cho xu thế mua sắm trực tuyến tất yếu của tương lai, nghiên cứu đã đề xuất một bộ quy tắc 6R. Theo đó, các thương hiệu cần tái lập chiến lược “trọng tâm số hóa” trong nhiều năm, tập trung vào các khoản đầu tư kỹ thuật số. Cùng với đó phải tái hình dung mô hình tương tác với khách hàng, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm trên một hành trình mua sắm đa kênh; đồng thời làm mới hệ sản phẩm dịch vụ, đa dạng danh mục thương hiệu với mức giá cạnh tranh.

Các thương hiệu cũng cần tái căn chỉnh theo bình thường mới, thiết kế hệ sản phẩm dịch vụ theo hướng lấy nhà làm trung tâm; tái kích hoạt mô hình doanh nghiệp nhanh nhạy, thiết lập quan hệ đối tác và sẵn sàng cho những thay đổi lớn.

Có thể thấy rõ một số lượng lớn người tiêu dùng Việt tiếp cận kỹ thuật số và thực hiện mua sắm online với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Khám phá sản phẩm và mua sắm online đã trở thành một hoạt động hết sức tự nhiên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Vì vậy, ông Khôi Lê, Giám đốc kinh doanh toàn cầu thị trường Việt Nam tại Meta cho rằng, chuyển đổi số cần được tăng tốc để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như giúp doanh nghiệp củng cố quan hệ với khách hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiết lập hệ sinh thái số trên các nền tảng trực tuyến, bao gồm thương mại trên mạng xã hội, thương mại điện tử, các sàn giao dịch và tích hợp dữ liệu.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nền kinh tế Internet Việt Nam dự kiến đạt 220 tỷ USD vào năm 2030

Trong báo cáo e-Conomy SEA 2021 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố sáng nay, 10/11, đưa ra nhận định nền kinh tế Internet của Việt Nam dự báo ​​trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ đô la Mỹ về Tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030…

Chia sẻ :


Góc nhìn đầu tư 2022: Ngành bán lẻ – Điểm sáng giúp kinh tế hồi phục

Ngành bán lẻ vẫn luôn được mong đợi sẽ phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022. Đại dịch Covid-19 cũng phần nào giúp các “ông lớn” trong ngành này chiếm thêm nhiều thị phần từ các công ty khác rời khỏi thị trường.

Chia sẻ :


Doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới của Việt Nam có thể lên 256,1 nghìn tỷ vào năm 2026

Con số được đưa ra trong báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu: Xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử tại Việt Nam” vừa được Amazon công bố…

Chia sẻ :


Thắng lớn nhờ mì gói mùa dịch, Masan bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực viễn thông di động

“Reddi là mảnh ghép đầu tiên để số hóa “Point of Life”, từng bước tích hợp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu vào một nền tảng duy nhất”, ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group cho biết.

Chia sẻ :


Logistics thương mại điện tử thu hút ông lớn quốc tế

Từ đại gia tàu biển Maersk đến gã khổng lồ chuyển phát FedEx đều muốn tham gia thị trường logistics thương mại điện tử Việt…

Chia sẻ :


Từ Chính phủ điện tử đến Chính phủ số: Vẫn còn rất xa mới chạm đích?

Phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số Việt Nam được xác định gắn liền với việc giải quyết các vấn đề lớn của xã hội để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn…

Chia sẻ :


Masan mua lại 70% cổ phần Mobicast, tích hợp vào hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life”

Ngày 21/09, Công ty TNHH The Sherpa – một thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã công bố hoàn tất mua lại 70% cổ phần của CTCP Mobicast với tổng giá trị tiền mặt là 295.5 tỷ đồng, bước đầu mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.

Chia sẻ :


Thị trường xe máy Việt Nam: Honda và Yamaha chiếm gần 90% doanh số, bắt đầu bão hoà và sẽ không còn tăng trưởng đáng kể

Asean là khu vực có vai trò quan trọng với thị trường xe máy toàn cầu, đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khu vực này, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là 3 quốc gia đứng đầu, tổng doanh số hơn 13,7 triệu chiếc. Đến 2019, tổng số xe máy đăng ký là 106 triệu chiếc tại Indonesia, 62 triệu chiếc tại Việt Nam và 21 triệu chiếc tại Thái Lan, theo

Chia sẻ :


Tháo gỡ bế tắc trong giao dịch bất động sản

Covid-19 gây ra bế tắc trong việc giao dịch bất động sản, làm gián đoạn các chức năng trong chuỗi giá trị để dẫn đến tính thanh khoản của thị trường…

Chia sẻ :


Kinh tế Việt Nam đang lãng phí 2,2 – 2,9 tỷ USD/năm giá trị vật liệu nhựa đã qua sử dụng

Việt Nam trở thành điểm nóng về ô nhiễm nhựa vì đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *