Vụ Việt Á: Khám xét nhà phát hiện nhiều bị can có hơn 10 tỷ trong ngăn kéo

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an tại họp báo - Ảnh: VGP

Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định rằng tất cả các bị can trong những vụ án Việt Á, Tân Hoàng Minh, FLC… đều vi phạm pháp luật hiện hành và chắc chắn họ sẽ bị xử lý bằng pháp luật.

“Các bị can những vụ án này có đặc điểm là rất nhiều người trong số họ là cán bộ, đảng viên và lãnh đạo. Những bị can này phạm tội là do lợi dụng chính sách để trục lợi, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ và vi phạm những quy định của người đứng đầu như hối lộ và nhận hối lộ. Các bị can là cán bộ, đảng viên trước tiên sẽ bị xử lý theo các quy định của đảng, sau đó sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật”, ông Xô nhấn mạnh.

Liên quan tới việc dòng tiền mà công ty Việt Á hối lộ quan chức CDC các tỉnh, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết đây là yếu tố rất quan trọng với cơ quan điều tra, từ đó tìm ra bản chất của vụ việc trong những vụ án này.

“Trong một số vụ án, khi khám xét thì có những bị can trong ngăn kéo có đến hơn 10 tỷ. Ví dụ, vụ Việt Á rất nhiều tiền. Trong lời khai là kiếm lãi khoảng 4.000 tỷ và bôi trơn khoảng 800 tỷ, đó là kênh để các nhà điều tra tìm ra”, ông Xô thông tin,

Theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lực lượng Công an đang tập trung hết sức để sớm có những kết quả.

Nói về vấn đề trục lợi chính sách liên quan tới vụ tham nhũng tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), ông Xô nêu ví dụ về một chuyến bay “combo” (có trả phí) giải cứu công dân từ nước ngoài về nước do đại dịch, trừ các chi phí có thể số tiền lợi nhuận lên đến vài tỷ đồng một chuyến. Thời gian qua, đã có gần 2.000 chuyến bay giải cứu như vậy.

Thông tin về vụ việc tại tập đoàn FLC, ông Xô cho biết kết quả điều tra ban đầu xác định từ ngày 1/9-10/1/2019, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn, đã chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh thư nhân dân của 26 cá nhân lập 20 doanh nghiệp, mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán để thực hiện các hành vi thao túng giá cổ phiếu nhằm tạo ra cung cầu giả với 6 mã chứng khoán FLC và thu lợi bất chính, theo dự tính ban đầu là 975 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Theo ông Xô, Hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận 557 đơn của các nhà đầu tư tố cáo hành vi thao túng thị trường chứng khoán của Trịnh Văn Quyết và đồng phạm.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chủ tịch UBCK: “Vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt là sự việc đơn lẻ chỉ tác động ngắn hạn bởi hệ sinh thái FLC chỉ chiếm 0,35% vốn hoá thị trường”

Chủ tịch UBCK Trần Văn Dũng cho rằng những sự kiện liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết chỉ tác động đến thị trường chứng khoán chỉ là ngắn hạn và không quá lớn do giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC chiếm giá trị không lớn trên thị trường (lần lượt chiếm khoảng 0,16% và 0,35% vốn hóa toàn thị trường).

Chia sẻ :


Luật pháp đã không nghiêm

Sự kiện ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC, bị cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc thao túng giá chứng khoán gây bất ngờ cho không ít người trong giới đầu tư chứng khoán, bởi đây là trường hợp hiếm hoi bị khởi tố hình sự về tội danh này trong suốt hơn 20 năm qua, dù hành động thao túng giá cổ phiếu, kể cả giao dịch nội gián, ở thị trường chứng khoán Việt Nam là không hiếm.

Chia sẻ :


Khẩn trương điều tra những cá nhân giúp Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán

Trong trường hợp cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính mà sau đó xác định hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm, phải xử lý hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ khởi tố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ :


Ông Trần Văn Dũng: Vốn hoá FLC không lớn, tác động chỉ ngắn hạn, nhà đầu tư nên bình tĩnh bởi vĩ mô vẫn rất tốt!

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, do giá trị vốn hóa của FLC, cũng như các công ty trong hệ sinh thái FLC chiếm giá trị không lớn trên thị trường, nên tác động đến thị trường không quá lớn…

Chia sẻ :


Em ruột ông Trịnh Văn Quyết bị tạm giam

Ngày 02/04, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội của Trịnh Thị Minh Huế, em ruột ông Trịnh Văn Quyết, đồng thời là cán bộ Ban Kế toán CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) với vai trò đồng phạm giúp sức ông Quyết thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Với lý do trên, cơ quan này đã quyết định khởi tố và tạm giam 3 tháng đối với bà Huế.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


‘Các vụ Nguyễn Phương Hằng, thao túng chứng khoán có tính chất thách thức pháp luật’

3 vụ là nhóm “báo sạch”, Nguyễn Phương Hằng, thao túng thị trường chứng khoán là những sai phạm có tính chất thách thức đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thách thức dư luận.

Chia sẻ :


Ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch FLC bị bắt: Thao túng có hệ thống, phải xử nặng

Theo các chuyên gia, sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam dù gây rúng động thị trường nhưng thực sự là tin tức được nhiều nhà đầu tư ủng hộ, bởi nó đã khởi đầu cho việc tạo và giữ môi trường đầu tư sạch, an toàn.

Chia sẻ :


“Viên đạn bạc” vào đội lái chứng khoán

Cơ quan điều tra bắt ông Trịnh Văn Quyết, ở một phía khác Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã thống nhất đề nghị xem xét kỷ luật một loạt lãnh đạo ở các cơ quan đầu não thị trường chứng khoán.

Chia sẻ :


Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt nào?

Chiều 29/03, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *