De Heus chính thức mua lại mảng thức ăn chăn nuôi của Masan

Ảnh minh họa.

Việc mua lại mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi của MNS Feed bao gồm 13 nhà máy thức ăn chăn nuôi và 1 nhà máy premix, với tổng công suất sản xuất lên tới gần 4 triệu tấn, góp phần củng cố vị trí của De Heus trong thị trường thức ăn chăn nuôi lớn nhất Đông Nam Á.

Bên cạnh việc chuyển giao mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, De Heus và Masan cũng thống nhất tiến tới những thỏa thuận cung ứng chiến lược dài hạn, bao gồm thỏa thuận cung ứng thức ăn chăn nuôi và heo thịt dài hạn mà De Heus sẽ cung cấp cho Masan.

Thương vụ này cho phép cả De Heus và Masan tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn theo mô hình 3F (Feed – Farm – Food) tại Việt Nam trên cơ sở phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mỗi bên.

Mục tiêu của De Heus là trở thành đối tác đáng tin cậy trong chuỗi giá trị nông nghiệp, hỗ trợ những người chăn nuôi và hệ thống đại lý thức ăn chăn nuôi cùng nhau phát triển bền vững. Nhận chuyển giao MNS Feed là một bước đi chiến lược để De Heus tập trung phát triển và cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và quản lý trang trại chất lượng cao cho thị trường Việt Nam.

Với mong muốn liên kết khách hàng của mình với thị trường đầu ra và tạo cơ hội cho khách hàng tham gia vào chuỗi giá trị được điều phối chuyên nghiệp, De Heus và Masan MEATLife (“MML”) đã đạt nhiều thỏa thuận cung ứng chiến lược trong giao dịch này, trong đó có hợp đồng cung ứng heo thịt dài hạn giữa hai bên.

Theo đó, De Heus sẽ đảm bảo nguồn cung ổn định heo thịt khỏe mạnh được xây dựng trên nền tảng con giống chất lượng cao từ Topigs Norsvin – một trong những công ty giống hàng đầu trên thế giới, và đạt đủ tiêu chuẩn an toàn chăn nuôi từ trang trại của các khách hàng của mình cho MML.

Với quyết định “về chung một nhà”, De Heus và MNS Feed kỳ vọng sẽ cùng nhau vươn lên trở thành doanh nghiệp về dinh dưỡng động vật lớn nhất, hoạt động trên thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập Việt Nam.

Ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam và Campuchia cũng chia sẻ: “Trong thời gian tới, De Heus sẽ tiếp tục phát triển các dự án chuỗi mới nhằm nâng cao chất lượng chuỗi giá trị và góp sức giúp người chăn nuôi, nuôi trồng và các đại lý kinh doanh thành công hơn nữa”.

Theo ông Johan van den Ban, thỏa thuận này khẳng định cam kết của De Heus trong sứ mệnh nâng tầm chuỗi giá trị đạm động vật ở Việt Nam, góp phần đưa thực phẩm sạch, an toàn, được nuôi trồng và sản xuất theo hướng bền vững đến gần hơn với người tiêu dùng Việt.

Thỏa thuận chuyển giao sẽ có hiệu lực khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, dự kiến ngay trong năm 2021.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tấn công mạnh thị trường 10 tỷ USD

Tin chứng khoán ngày 13/9: Sau khi thành công trên mảng nước mắm, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang tiếp tục tấn công vào 2 lĩnh vực đầy tiềm năng thị trường thịt lợn quy mô 10 tỷ USD và thức ăn chăn nuôi.

Chia sẻ :


BAF bị nghi ngờ ‘làm đẹp’ báo cáo tài chính trước thềm niêm yết?

  Doanh thu BAF trong 3 năm đầu mới thành lập bình quân trên 13.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ vài chục tỷ đồng.…

Chia sẻ :


Doanh nhân Thái Hương – Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữa!

  Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương – Nhà Sáng lập, Chủ…

Chia sẻ :


Australia hỗ trợ 9 doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp đột phá tiếp cận trường Việt Nam

Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp triển vọng trên toàn cầu tiếp cận thị trường Việt Nam, đưa công nghệ vào ứng dụng thực tiễn và giải quyết những thách thức cấp bách nhất của ngành nông nghiệp…

Chia sẻ :


Giá còn 7.000 đồng/kg, hơn 60 triệu con gia cầm chờ bán

Ở phía Nam, hơn 60 triệu con gia cầm đến ngày xuất chuồng nhưng chưa bán được, giá giảm mạnh. Theo chuyên gia, cần cho cơ sở giết mổ hoạt động hết công suất để tiêu thụ và đưa vào kho bảo quản.

Chia sẻ :


8X người Mường bỏ nghề giáo về quê ‘hốt bạc’ từ nuôi gà 9 cựa

Gác lại sự nghiệp “gõ đầu trẻ”, chàng trai người dân tộc Mường – Nguyễn Văn Đức (Tân Sơn, Phú Thọ) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa.

Chia sẻ :


HAGL: Chuyển từ lỗ ngàn tỷ sang có lãi, mảng nuôi heo sau 1 năm đã thu về 94 tỷ lãi gộp trong quý 2 – gấp đôi con số từ cây ăn trái

Trong kỳ, xử lý được các khoản dự phòng liên quan đến khoản phải thu khó đòi lớn trong quá khứ là nguyên nhân chính giúp cải thiện chỉ số HAGL. Song song, tình hình kinh doanh của Công ty trong kỳ cũng khởi sắc, đặc biệt nhờ sản phẩm từ ngành chăn nuôi heo, cùng với lãi thanh lý từ các khoản đầu tư vào nhóm HNG.

Chia sẻ :


Ưu tiên chuyển đổi số cho “trụ đỡ” của nền kinh tế trong thời kỳ mới

Hơn 1.300 đại biểu Việt Nam và quốc tế từ hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia “Diễn đàn Quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021” là một tín hiệu rất tích cực cho thấy, nông nghiệp và quá trình chuyển đổi tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


Lần đầu tiên doanh nghiệp công nghệ Việt ký hợp đồng chuyển đổi số tổng thể cho chính phủ Sierra Leone

Trọng tâm của thỏa thuận hợp tác là tư vấn chuyển đổi số tổng thể và toàn diện kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nguồn nhân lực số, góp phần vào mục tiêu giúp Sierra Leone trở thành một quốc gia phát triển ổn định…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *