Hải Phòng “hút”  hơn 6,4 nghìn tỷ đồng xây dựng cảng biển

Công ty cổ phần Tập đoàn Hateco đã chính thức được thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đây là dự án đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư thông qua Quyết định số 299/QĐ-TTg ngày 4/3/2021 và cũng là dự án nằm trong danh mục các bến cảng 1A được ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng của Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến 2050

Theo thông tin nhận được, Công ty CP Tập đoàn Hateco sẽ đầu tư trên 6.425 tỷ đồng để xây dựng 1 tổ hợp cảng biển để tiếp, nhận và lưu giữ hàng hóa với tổng diện tích gần 50 ha tại khu vực cảng quốc tế Lạch Huyện nằm trên đảo Cát Hải thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

Tổ hợp này bao gồm: 2 bến cảng biển có tổng chiều dài cầu tàu là 750m, đủ năng lực tiếp nhận các loại tàu chở container có trọng tải lên đến 100.000 DWT (tương đương sức chở 8.000 Teus); 1 bến sà lan có thể tiếp nhận được tàu, sà lan có sức chở 48 Teus để phục vụ cho việc kết nối, vận tải hàng hóa 2 chiều từ cảng biển đến các địa phương bằng đường thủy nội địa, đồng thời xây dựng hệ thống kho bãi để lưu giữ, chia tách hàng hóa và các công trình dịch vụ hậu cần sau cảng…

Theo tính toán của chủ đầu tư, khi đưa vào khai thác 2 bến cảng này có thể đạt công suất từ 25 – 27 triệu tấn hàng hóa/năm và giải quyết được hơn 600 việc làm cho người lao động.

Ông Hoàng Đình Tuấn – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hateco, cho biết phát triển kinh tế biển trong đó ưu tiên đầu tư phát triển ngành cảng biển và dịch vụ logistics được Hateco xác định là hướng đi chiến lược. Với dự án này, Hateco xác định là sự đầu tư dài hơi, đầu tư để khai thác, vận hành chứ không đơn thuần là thương vụ đầu tư tài chính, do vậy Hateco sẽ tập trung nguồn lực để sớm đưa dự án vào khai thác trong năm 2025.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hateco đã chính thức được thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hateco đã chính thức được thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Được biết, trên địa bàn Hải Phòng hiện có trên 40 cảng biển, tuy nhiên những cảng biển có đủ năng lực tiếp nhận tàu 100.000 DWT (đủ tải) trở lên  không nhiều. Nên việc Hateco đầu tư vào phân khúc cảng biển nước sâu được nhiều chuyên gia đánh giá là đi đúng với xu thế, bởi càng tiến ra xa thì cảng càng có độ sâu để đón được những con tàu lớn, chạy biển tuyến xa, khi đó hàng hóa sẽ được thu gom trực tiếp không phải qua các cảng trung chuyển, tiết kiệm được chi phí logistics, chi phí nạo vét luồng lạch so với các cảng nằm sâu trong nội địa, đồng thời sẽ nâng cao được mức phí cập cảng do qui định: tàu càng to thì mức phí thu càng lớn.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế tại các tỉnh phía Bắc đã thúc đẩy sự tăng trưởng hoạt động giao thương hàng hóa, do vậy sản lượng hàng hóa qua khu vực cảng biển Hải Phòng luôn tăng trưởng mạnh theo hàng năm. Theo Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, năm 2019 sản lượng hàng hóa qua khu vực này đạt ở mức 130 triệu tấn, nhưng đến năm 2020 con số này đã vượt lên mức gần 143 triệu tấn. Mặc dù đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của nền kinh tế, nhưng trong 8 tháng đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng vẫn đạt 93,2 triệu tấn, tăng 9,26% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, với tiềm năng hiện có, hệ thống cảng biển Hải Phòng đã ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình là 1 mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa của hải trình toàn cầu.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Lê Trung Kiên – Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng nói, việc có thêm 2 bến cảng nước sâu tại cảng quốc tế Lạch Huyện sẽ mở thêm ra những tuyến hải trình chạy thẳng tới các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu… sẽ giúp hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và thế giới đến với thị trường nhanh, hiệu quả hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải quốc gia, đồng thời góp phần vào tiến trình xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đầu năm 2022, khởi công 4 bến cảng container hơn 13.000 tỷ đồng tại Hải Phòng

Bộ Giao thông vận tải cho biết, nhà đầu tư đang rốt ráo triển khai thủ tục theo quy định để khởi công 4 bến cảng còn lại từ số 3 – 6 thuộc Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng vào đầu năm 2022, sớm thông luồng đón tàu lớn…

Chia sẻ :


Cần 313.000 tỷ đồng và 33.600 ha đất để phát triển hệ thống cảng biển

Để phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đến 2030, cần sử dụng khoảng 33.600 ha đất và khoảng 606.000 ha mặt nước. Đồng thời, nhu cầu vốn đầu tư khoảng 313.000 tỷ đồng được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác…

Chia sẻ :


Năm hiệp hội đề xuất không thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cảng biển

Năm hiệp hội cho rằng việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa và lợi ích của quốc gia.

Chia sẻ :


Cần hơn 157.500 tỷ nâng cấp hạ tầng, phát triển hệ thống cảng thuỷ nội địa

Để phát triển hệ thống đường thủy nội địa 10 năm tới, cần khoảng 157.533 tỷ đồng. Theo đó, cả nước sẽ có 54 cụm cảng thủy hàng hoá và 39 cụm hành khách, đồng thời, ưu tiên đầu tư cải tạo nâng cấp luồng tuyến, nâng tĩnh không các cầu trên tuyến vận tải chính…

Chia sẻ :


Gemadept (GMD): Sản lượng 6 tháng đầu năm tăng mạnh 30%, Gemalink đã khai thác 2 tàu tải trọng 200.000DWT

Kế hoạch 6 tháng cuối năm, với cảng nước sâu lớn Gemalink, Công ty đang tích cực triển khai thu xếp nguồn vốn để có thể đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng giai đoạn 2 của dự án trong quý 4/2021, mục tiêu đưa giai đoạn 2 vào khai thác từ năm 2023 với công suất bổ sung thêm 900.000 Teu sản lượng thông qua.

Chia sẻ :


Đẩy nhanh “container hóa” vận tải thủy

Việc hình thành tuyến vận tải container bằng đường thủy kết nối với các cảng biển cửa ngõ và tạo cơ chế đặc biệt phát triển đội tàu pha sông biển sẽ tận dụng được lợi thế tự nhiên, giúp vận tải thuỷ nội địa tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi logistics…

Chia sẻ :


Hơn 84.000 tỉ đồng làm 3 dự án đường bộ cao tốc phía Nam

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc sớm đầu tư 3 dự án đường bộ cao tốc sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chia sẻ :


Bình Thuận đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết

Đây là dự án có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận, qua đó góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội…

Chia sẻ :


Giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành mới đạt hơn 50%, ba vướng mắc cản tiến độ

Để đảm bảo tiến độ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công tác giải phóng mặt bằng cần phải tăng tốc…

Chia sẻ :


Đơn hàng container tăng cao, quý 2 Cảng Đồng Nai (PDN) lãi 54 tỷ đồng tăng 44% so với cùng kỳ

Luỹ kế nửa đầu năm 2021, Cảng Đồng Nai (PDN) lãi sau thuế 92 tỷ đồng tăng 35% so với cùng kỳ, EPS đạt 4.360 đồng.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *