Những trăn trở của doanh nghiệp khi mở cửa

Mở cửa trở lại nền kinh tế là điều DN nào cũng mong mỏi. Mỗi DN cũng đang chuẩn bị những kế hoạch thích hợp cho giai đoạn bình thường mới. Thế nhưng vẫn còn nhiều trăn trở vì có những điều tự thân DN không thể giải quyết được.

Thiếu lao động đang được các DN nhắc đến nhiều nhất khi TPHCM mở cửa trở lại nền kinh tế, nhất là với những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…

Chỉ tính riêng ngành sản xuất đồ gỗ, theo tính toán ban đầu của Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), khả năng tuyển lại 60-70% lao động hết sức khó khăn.

Những lao động đã về quê sẽ không thể trở lại nhà máy 100%, một phần vì tâm lý còn bất an chưa biết khi quay trở lại đã ổn định để làm việc hay chưa.

Quan trọng hơn, để quay trở lại làm việc tại các nhà máy người lao động cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định, trong đó có yêu cầu về tiêm ngừa vaccine Covid-19.

Cụ thể, ngày 24-9, Sở GTVT đã trình UBND TPHCM phương án đón người lao động tại các tỉnh/thành. Để trở lại, người lao động phải đáp ứng các điều kiện, như phải có kế hoạch làm việc được DN, hợp tác xã có văn bản xác nhận hoặc gửi thông báo, đã được tiêm vaccine mũi 1 đủ 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 có xác nhận của cơ quan y tế.

Hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vaccine mũi 1 ở nhiều tỉnh còn thấp, có nghĩa không ít công nhân chưa được tiêm mũi 1. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch HAWA, đề xuất TPHCM nên hợp tác với các tỉnh về vấn đề vaccine liên tỉnh để có thể tiêm cho công nhân ngay khi về TP hoặc có phương án phù hợp hơn, nhưng tất cả cần được tính toán sớm để hỗ trợ DN trong vấn đề tuyển lao động trở lại làm việc.

Bên cạnh nỗi lo thiếu lao động, các hướng dẫn về y tế liên quan đến công tác phòng chống dịch tại các nhà máy, xí nghiệp cũng được các DN hết sức quan tâm trong giai đoạn bình thường mới.

Theo thông báo mới nhất của ngành y tế thì các doanh nghiệp sẽ không phải xét nghiệm toàn bộ người lao động định kỳ 3 ngày hay 7 ngày/lần mà chuyển sang chỉ xét nghiệm đối với trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngời mắc Covid-19, xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao và quan trọng hơn với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng), hoặc đã khỏi bệnh Covid-19  trong vòng 6 tháng không thực hiện xét nghiệm.

Các doanh nghiệp cũng được tự chịu trách nhiệm về chất lượng test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng mong mỏi cần có quy định mới khi phát hiện F0 trong nhà máy. Nhiều DN đề xuất cần có đầu mối thống nhất để liên hệ khi có vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 trong DN.

Nhiều DN cũng mong muốn kích hoạt y tế cơ sở tại nhà máy, xí nghiệp của mình. Để làm được cần sự trợ lực của y tế địa phương. Khi DN có đầy đủ kiến thức, có trang bị cơ sở vật chất cơ bản, họ có thể chủ động ứng phó trong mọi trường hợp.

Dưới góc nhìn chuyên môn, Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Viết Lượng, Chính ủy Học viện Quân y, cho rằng: “Đại dịch Covid -19 cho thấy y tế cơ sở, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe chủ động hết sức quan trọng. Đầu tư cho y tế xí nghiệp, y tế cơ sở rẻ hơn đầu tư cho y tế chuyên sâu. Nếu không làm tốt chúng ta tiếp tục quá tải không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh”.

Trở lại sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc các DN phải tăng tốc để hoàn thành các đơn hàng chậm trễ, đồng thời nhận thêm những đơn hàng mới trong dịp mua sắm cao điểm cuối năm. Một trong những yếu tố giúp DN đẩy mạnh sản xuất chính là ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu.

Thực tế, suốt mấy tháng qua khi TPHCM và nhiều tỉnh thành phía Nam áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, chuỗi cung ứng hàng hóa của các DN đã bị đứt gãy liên tục.

Dù có quy định chung nhưng mỗi tỉnh lại có những cách áp dụng khác nhau khiến DN gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều DN dù có thể duy trì sản xuất 3 tại chỗ để đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác, nhưng do đứt gãy chuỗi cung ứng nên cũng đành chịu thua.

Thời điểm này khi TPHCM và một số tỉnh/thành đang từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế, nỗi lo ấy của DN vẫn chưa dứt khi chưa có sự thống nhất giữa các tỉnh thành khu vực phía Nam. Chỉ cần một cánh cửa đóng chặt, yêu cầu gắt gao hơn cũng sẽ khiến DN tiếp tục bị ách tắc trong chuỗi cung ứng.

Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc CTCP Nhựa Bình Minh, cho rằng tính liên kết vùng đang bị đứt gãy khi các phương tiện chở hàng hóa, nguyên vật liệu rất khó khăn trong di chuyển bởi các rào chắn, chốt chặn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của DN.

Các DN mong mỏi trong tình hình mới TPHCM sẽ ngồi lại với các tỉnh thành lân cận để giải bài toán liên kết vùng, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho DN tổ chức sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới.

Hiện DN đang rất háo hức với kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế nhưng cũng mong có những kế hoạch chi tiết, cụ thể để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình. Khi có thông tin chi tiết, DN có thể làm công tác truyền thông với các nhà mua hàng quốc tế về kế hoạch phục hồi của TP, của ngành để các nhà mua hàng có thêm niềm tin, tránh hiện tượng chuyển đơn hàng sang các thị trường khác.

Nhiều DN trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực cho biết thời gian qua họ liên tục nhận được câu hỏi của nhà mua hàng liên quan đến thông tin khi nào các tỉnh/thành DN đặt nhà máy kiểm soát được dịch, tỷ lệ sản xuất ổn định là bao nhiêu, thậm chí tỷ lệ tiêm vaccine cho công nhân bao nhiêu. Nếu tỷ lệ tiêm cao, khách hàng mới tiếp tục đặt hàng cho quý IV và những quý đầu năm 2022.

Suốt hơn 2 tháng qua, DN sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ càng làm càng lỗ do chi phí tăng cao, gây thiệt hại nặng nề cho DN. Các DN đang kiệt sức nên khi trở lại rất cần sự trợ lực của Trung ương và địa phương.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản, theo đó các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ đông máu do mắc Covid lớn hơn do tiêm vaccine

Những phát hiện này ủng hộ quyết định việc tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca…

Chia sẻ :


Hà Nội đạt kỷ lục tiêm chưa từng có với hơn 400.000 mũi vaccine COVID-19/ngày

Hơn 66% người dân Hà Nội từ 18 tuổi trở lên, tương đương với khoảng 3,83 triệu người, đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Đây là kỷ lục chưa từng có trong chiến dịch tiêm chủng tại đây.

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 11 lần ở người chưa tiêm vaccine

Nghiên cứu này đã phân tích các ca mắc, nhập viện và tử vong do Covid tại 13 bang khác nhau ở Mỹ và “phát hiện thêm bằng chứng về sức mạnh của việc tiêm phòng”…

Chia sẻ :


Kiên Giang ưu tiên vaccine cho Phú Quốc để phục hồi du lịch

Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá dịch bệnh được kiểm soát chính là độ bao phủ của vaccine trong cộng đồng. Do đó, cần ưu tiên vaccine để giải bài toán “thẻ xanh” cho hoạt động du lịch sớm phục hồi trở lại…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Nghiên cứu: Nguy cơ viêm cơ tim tăng nhẹ do vaccine Pfizer, tăng nhiều hơn do Covid

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech làm tăng nhẹ nguy cơ viêm cơ tim, nhưng không lớn bằng nguy cơ viêm cơ tim trong trường hợp nhiễm virus Sars-CoV-2…

Chia sẻ :


Mỹ: Hội đồng chuyên gia bác đề xuất tiêm đại trà nhắc lại vaccine Covid-19

Các chuyên gia nói rằng chưa có đủ bằng chứng về sự cần thiết của mũi tiêm như vậy và họ muốn có thêm dữ liệu về sự an toàn, nhất là về nguy cơ viêm cơ tim ở những người trẻ hơn sau khi tiêm vaccine…

Chia sẻ :


“Dư chấn” sau dịch bệnh, lời giải bài toán lao động hậu COVID-19?

Để các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh thì có đủ lực lượng lao động là quan trọng nhất.

Chia sẻ :


Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức: ‘Chưa áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid-19 sau 15/9’

Phó Chủ tích UBND TPHCM cho biết, một trong những tiêu chí quan trọng dự kiến để có “thẻ xanh Covid-19” là người dân đã tiêm 2 mũi vaccine được ít nhất 2 tuần.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *